Phê duyệt các tiêu chí xây dựng nền tảng sàn thương mại điện tử
Việt Nam cần nắm bắt cơ hội xuất khẩu thông qua thương mại điện tử Cách nào ngăn chặn hàng giả trên không gian mạng? |
Ngày 27/6, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ đã phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về sàn thương mại điện tử, trong đó, có đề cập đến 14 chỉ tiêu khi xây dựng nền tảng sàn thương mại điện tử.
Ảnh minh họa (Nguồn: Martech) |
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngoài việc đáp ứng các chỉ tiêu tại các quyết định của Bộ thông tin và Truyền thông gồm quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 và Quyết định số 350/QĐ-BTTTT ngày 24/2/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, thì nền tảng thương mại điện tử phải bảo đảm các tiêu chí đáng chú ý liên quan đến người dùng.
Các tiêu chí liên quan đến người dùng bao gồm: Số lượng người dùng đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ tài khoản có tham gia hoạt động mua, bán trên sàn thương mại điện tử so với tổng số tài khoản đã đăng ký; tổng số giao dịch thành công trên sàn thương mại điện tử theo trang thông tin điện tử (website) và theo ứng dụng di động (app); tổng giá trị giao dịch thành công trên sàn thương mại điện tử (website và app); tổng số lượt truy cập trên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ tăng trưởng tài khoản mới bình quân so với tổng tài khoản đã có...
Đáng chú ý, nền tảng số quốc gia về sàn thương mại điện tử đang được triển khai trên phạm vi toàn quốc, từng bước phát triển mở rộng để cung cấp dịch vụ sang các nước trong khu vực và quốc tế.
Theo báo cáo cuối tháng 5/2022 của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Việc phát triển thương mại điện tử là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam./.
Theo Ngọc Bích/TTXVN/Vietnam+
Bình luận