Sản xuất công nghiệp tháng 8 năm 2022 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tiếp đà phục hồi tích cực Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục hồi tích cực Sản xuất công nghiệp phục hồi, phát triển mạnh mẽ với tăng trưởng 8,48% |
Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp ở các địa phương, trong 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tại 61 địa phương và chỉ giảm ở 2 địa phương. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Đơn cử như, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2022 của tỉnh Bắc Giang tăng 53,9% so với cùng kỳ năm trước; Cần Thơ tăng 28,4%; Khánh Hòa tăng 25,8%; Quảng Nam tăng 25,5%; Vĩnh Long tăng 25,1%; Bến Tre tăng 22,7%. Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao ở một số địa phương do thủy điện tăng cao như: Đắk Lắk tăng 42,7%; Lai Châu tăng 40,7%; Sơn La tăng 31,3%; Hà Giang tăng 27,4%.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2022 tăng 15,6% so với cùng kỳ 2021. |
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,5%; sản xuất thiết bị điện và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng tăng 17,4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 14,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 10,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô giảm 12,3%; ti vi giảm 10,7%; phân hỗn hợp NPK giảm 6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 5,8%,...
Đề cập đến giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...
Cụ thể, Bộ Công Thương chú trọng tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương phối hợp với Bộ làm việc và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. “Huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và có phương án chuẩn bị trong các trường hợp nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, than, xăng dầu, phân bón… cho sản xuất và sinh hoạt”,...
Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng,… chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTAs đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, điện, than,… Theo dõi sát tình hình sản xuất phân bón trên thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp,...
Bình luận