Tìm ra 23 dự án vào vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp Xanh 2023
Theo đó, 15 dự án lọt vào vòng chung kết trải nhiều ở 10 tỉnh, thành phố. Trong đó, địa phương có số dự án nhiều nhất là Quảng Nam, với 3 dự án, tiếp đó là TP.HCM, Đắk Lắk, Lâm Đồng, mỗi địa phương có 2 dự án. Như vậy, sau khi vòng bán kết cuộc thi dự án khởi nghiệp Xanh lần 9 tại Bến Tre đã tìm ra 8 dự án, cùng với 15 dự án tại vòng bán kết ở TP.HCM, đến nay đã có 23 dự án vào vòng chung kết cuộc thi.
Ngoài 15 dự án vào vòng chung kết, Ban tổ chức cũng trao cho dự án Rượu cần Đăk Giang, đặc sản văn hóa của người Bahbar, và dự án Măng khô Vre sản phẩm tự nhiên giúp phụ nữ K’ho Phan Sơn thoát nghèo giải thưởng về chứng nhận NTFE – Chứng nhận về Chương trình lâm sản ngoài gỗ, mỗi dự án 10 triệu đồng tiền mặt.
Ban tổ chức trao giải thưởng vào vòng chung kết. |
Phát biểu trong buổi công bố những dự án lọt vào vòng chung kết, bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) cho biết: “Tôi đứng đây không phải là nhận xét, mà là lời cám ơn với các bạn, các bạn cho chúng tôi sống với giấc mơ, khát vọng của mình. Nếu như giấc mơ của sinh viên có giấc mơ ngày mai các bạn lập nghiệp. Cũng có ước mơ của các du học sinh đã đi xa nhưng muốn quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Hay có những bạn muốn truyền đi thông điệp về văn hóa quê hương mình…”.
Bà Chi cho rằng, ước mơ của chúng tôi là các bạn, chúng tôi hy vọng sẽ có những thế hệ doanh nông trẻ tương lai, cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng các bạn đừng mơ một nửa. Bà Chi đánh giá nhiều dự án còn gặp một số vấn đề, ngoài sản xuất kinh doanh chính, còn có pháp lý, nhiều dự án chúng ta còn chưa có đăng ký, kiểm nghiệm, hay những cấu phần về tài chính, về marketing, nhận diện thương hiệu, định vị khách hàng….
"Có giấc mơ nhưng hãy thực tế, đừng nghĩ cao quá, mà hãy thực tế, để kinh doanh có lãi. Và giám nhìn nhận vào những thất bại có thể xảy ra trước mắt và có thể tránh ra sau này", bà Chi nhắn nhủ.
Bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) chia sẻ với các startup tại cuộc thi. |
Cuối cùng bà Chi cho hay, năm 2023, với nhiều rủi ro về tài chính, chính sách,… nhiều khi các bạn trẻ lựa chọn cái thời thượng, nhưng làm được nó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. “Tôi đã nhìn thấy những cái hẹn, cái hợp tác trong các bạn thi ngày hôm nay. Đó là sân chơi đã tạo cho mình cái hợp tác, kết nối này”, bà Chi cho biết.
Trước đó, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, mới đây trong một cuộc hội thảo về liên kết để phát triển ngành logistics miền Đông Nam Bộ, một giám đốc vận hành của chuỗi logistics lớn cho biết, hiện nay vấn đề bán hàng là sống còn của họ, họ luôn nghĩ về nó mỗi ngày, phải chịu khó, chịu cực…
“Tôi cảm nhận được tất cả những khó khăn của các bạn trẻ khởi nghiệp ngày hôm nay. Cuộc thi ngày hôm nay, tôi mong các bạn hãy trình bày hết sức mình, một cách chuyên nghiệp, nhất là bài toán bán hàng nhiều khó khăn. Cuộc thi này sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức mới, nhất là cách mình liên kết, sáng tạo, làm mới lại từng chi tiết của sản phẩm, mô hình kinh doanh của mình”, bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.
Thoe Ban tổ chức, từ giữa tháng 5/2023, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đăng ký từ 179 cá nhân và tập thể gửi Dự án tham gia, đại diện cho 36 tỉnh, thành. Sau giai đoạn chấm sơ khảo, sàng lọc bởi Ban giám khảo, đã chọn ra 108 dự án vào vòng bán kết của 33 tỉnh thành tham dự. Trong đó 51 dự án nhóm (3 người/nhóm), 57 dự án cá nhân. Trong số này, có 41 dự án được tuyển thẳng vào, đây là những dự án đã đạt được những giải thưởng và danh hiệu tại các cuộc thi Khởi nghiệp cấp tỉnh/thành, quốc gia…
Ở vòng thi bán kết tại TP.HCM, các dự án đã sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa của địa phương mình để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cụ thể từ các nông sản như, từ: các loại hoa, măng, hạt macca, mật ong, atiso, nấm, dừa, bưởi non, măng tây, trái nhàu, chanh, rượu cần, lạp xưởng cá, đường tự nhiên, bã cà phê làm phân bón, du lịch sinh thái kết hợp trùn quế, sữa dê.
Bình luận