TP.HCM: Đìều chỉnh tăng vốn thêm gần 850 triệu USD cho 3 dự án tại Khu Công nghệ cao Thủ tướng: Nhà đầu tư hãy vào Việt Nam, chúng ta cùng nhau chiến thắng Vốn FDI và xu hướng mua cổ phần doanh nghiệp bất động sản Việt Nam

Cụ thể, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tính đến ngày 20/6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022. Top 10 địa phương dẫn đầu hút FDI đều là những cái tên quen thuộc, như Bình Dương, TP.HCM, Bắc Ninh, Hải Phòng… cái tên mới tại kỳ báo cáo là tỉnh Nghệ An cùng kỳ năm ngoái không lọt top, năm nay đã góp mặt trong danh sách này.

TP.HCM dẫn đầu về số dự án FDI mới vào Việt Nam
TP.HCM đang thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Ảnh Trúc Lâm

Cụ thể, Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,53 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư của Bình Dương tăng mạnh do có dự án Công ty TNHH Lego Manufaturing Việt Nam có tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD.

Tiếp đến là TP.HCM với tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn, tăng 55,2% so với cùng kỳ.

Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,63 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn và tăng gấp hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo lần lượt là Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội,…

Riêng về Nghệ An, hồi đầu năm tỉnh này đã trao Giấy chứng nhận đăng ký (điều chỉnh) đầu tư Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 – Nghệ An cho Tập đoàn Goertek.

Sau hơn 1 năm triển khai, Tập đoàn Goertek đã quyết định đầu tư tăng thêm 400 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 500 triệu USD, trở thành dự án FDI có quy mô vốn đầu tư lớn nhất tỉnh Nghệ An hiện nay.

Một số dự án quy mô khác của tỉnh phải kể đến Nhà máy Cấu kiện điện tử Everwin tại KCN VSIP Nghệ An (200 triệu USD); KCN Hoàng Mai 1 (750 tỷ đồng); điều chỉnh mở rộng giai đoạn II KCN WHA thêm 354,5 ha…

Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (40,4%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14% sau Hà Nội là 16,6%).

Lũy kế đến ngày 20/6/2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với gần 55,2 tỷ USD (chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với gần 39,6 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với trên 37,7 tỷ USD (chiếm trên 8,8% tổng vốn đầu tư).

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,6% so với cùng kỳ 2021.

Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ.

Với dự án Lego tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 6 tháng năm 2022 (chiếm 21,3% số dự án mới, 35,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần).

Thêm 400 triệu USD vào Khu kinh tế Hải Phòng

Ngày 22/6, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án đầu tư vào khu kinh tế với tổng mức đầu tư lên tới trên 400 triệu USD... Trong đó, dự án Sản xuất chế tạo bộ phận linh kiện hệ thống an toàn thụ động ô tô HMT Hải Phòng của Công ty TNHH Công nghệ vật liệu mới HMT (Hải Phòng) tại KCN An Dương với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD, quy mô 54.136 m2;

Dự án phát triển Nam Đình Vũ CN3-03 của nhà đầu tư ESR V Investor 4 Pte.Ltd tại Khu phi thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Khu 1) với tổng vốn đầu tư 33 triệu USD, quy mô 120.000 m2;

Ngoài ra có thêm các dự án như Dự án Trung tâm công nghiệp GNP Nam Đình Vũ của Công ty TNHH Classic Leaf Việt Nam tại Khu phi Thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Khu 1) với tổng vốn đầu tư của dự án 38,5 triệu USD, quy mô 170.000 m2; Dự án sản xuất thiết bị điện, điện tử PhiHong Việt Nam của Công ty TNHH PhiHong Việt Nam tại KCN An Dương, tăng 50 triệu USD quy mô 90.370 m2; Dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm đất hiếm của Công ty TNHH Vật liệu nam châm Shin-Etsu Việt Nam tại KCN Đình Vũ tăng 35 triệu USD nâng tổng vốn đầu tư lên 442 triệu USD, quy mô 204.700 m2; và dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh (KCN Tiên Thanh) nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng có qui mô 410 ha do Công ty CP đầu tư Khu công nghiệp Tiên Thanh – thành viên của Công ty CP đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (Việt Phát Group) làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư 4.597 tỷ đồng (khoảng 200 triệu USD).