TP.HCM: Giải ngân chậm các dự án giao thông trọng điểm
Từ nay tới cuối năm 2022: Tháo điểm nghẽn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM: Gỡ vướng từng nhóm dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công Cần giải pháp đột phá thúc đẩy đầu tư công |
Báo cáo với Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công trình, dự án quan trọng quốc gia trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, hiện dự án Đường vành đai 3 TP.HCM đã tổ chức cắm cọc, giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương phục vụ bồi thường, thu hồi đất. Đồng thời đang tổ chức khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục liên quan khác phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34km, đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng. Riêng đoạn đi qua TP.HCM dài 47,11km (thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh), nguồn vốn đầu tư chiếm 50% ngân sách TP.HCM và 50% ngân sách Trung ương.
Về nguồn vốn, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định giao 19.448 tỷ đồng cho TP.HCM để triển khai các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM; Hội đồng nhân dân Thành phố cũng đã thông qua nghị quyết bổ sung 120 tỷ đồng để thực hiện dự án. Để dự án Vành đai 3 triển khai đúng tiến độ, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến để hoàn thiện lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có ý kiến để thẩm đinh, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày 25/11/2022.
Theo UBND TP.HCM, trong năm 2022 UBND Thành phố giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn là 37.996 tỷ đồng cho đầu tư công. Tính đến ngày 20/10/2022 Thành phố đã giải ngân được 10.953 tỷ đồng, đạt 29%. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công chưa đạt kỳ vọng do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; chậm thực hiện thủ tục đầu tư; chưa hoàn tất thủ tục quyết toán nên chưa thể giải ngân. Cùng với đó là việc đăng ký nhu cầu vốn không sát với khối lượng dự kiến thi công. |
Một dự án trọng điểm khác là tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) cũng đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân chậm. Hiện nay tổng khối lượng thực hiện của dự án đạt 92,39%, tính đến ngày 31/10/2022 đã giải ngân được 65,6% (tương đương 23.392/35.659 tỷ đồng). Hiện nay dự án đang gặp khó khăn về việc điều chỉnh thời gian thực hiện, điều chỉnh cấu phần của "Hợp đồng vay VN15-P5", "Thỏa thuận vay số 4", thiếu kinh phí hoạt động cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành, khai thác tuyến metro số 1 sau khi dự án hoàn thành).
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang gặp vướng mắc về điều chỉnh thời gian thực hiện. |
Trước tình hình đó Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.
Tuyến metro số 1 dài 19,7km gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao với 14 nhà ga, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 43.757 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND TP.HCM kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện, hoàn thành thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 vào cuối quý IV/2023. Trong khi đó, dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dài 11,042km, tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được 70,9% (tương đương 1.175 tỷ đồng/1.658 tỷ đồng). Công tác giải phóng mặt bằng đạt 85,49% với kinh phí giải ngân đạt 3.442 tỷ đồng.
Bình luận