TP.HCM: Gỡ vướng thủ tục xác nhận thực trạng nhà ở khi mua nhà ở xã hội
TP.HCM: Cập nhật quy hoạch đất xây dựng NƠXH vào các đồ án quy hoạch phân khu |
TP.HCM: Ưu tiên tháo gỡ vướng mắc dự án nhà ở xã hội có pháp lý rõ ràng |
TP.HCM: Lập đoàn kiểm tra các dự án nhà ở xã hội |
Kiến nghị này nhằm nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp có khó khăn về chỗ ở được hưởng chính sách nhà ở xã hội (NƠXH).
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong thời gian qua, Sở Xây dựng nhận được nhiều kiến nghị, phản ánh của các chủ đầu tư dự án và người thuê, mua, thuê mua NƠXH liên quan đến việc xác nhận về thực trạng nhà ở.
Thông tư số 09 của Bộ Xây dựng xác định, UBND cấp xã nơi có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ 1 năm trở lên thực hiện xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở theo Mẫu số 3, Mẫu số 4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09 của Bộ Xây dựng.
Theo Thông tư này, UBND cấp xã phải xác nhận về tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay thuộc 1 trong các trường hợp như: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình; có nhà ở nhưng chật chội, diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người; có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; có nhà ở nhưng đã bị hư hỏng khung, tường, mái nhà và diện tích khuôn viên đất của nhà ở thấp hơn tiêu chuẩn diện tích tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh…
Hiện vẫn còn nhiều "rào cản" về thủ tục để người dân tiếp cận với nhà ở xã hội. |
Trong khi đó, Khoản 6 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán NƠXH xác định: Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán NƠXH không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý NƠXH; trường hợp không bàn giao lại thì UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, hầu hết đương sự khai "Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình" nhưng thực tế có nhiều trường hợp UBND cấp xã không thực hiện xác nhận theo mẫu vì cho rằng UBND cấp xã chỉ xác nhận đương sự có sở hữu nhà hay không tại căn nhà đang thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn do UBND cấp xã quản lý. Hoặc có trường hợp chỉ xác nhận chữ ký hoặc chỉ xác nhận đương sự tự cam kết và tự chịu trách nhiệm.
“Như vậy, xác nhận như trên của UBND cấp xã không đảm bảo đúng yêu cầu được quy định tại Mẫu số 3, Mẫu số 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 09. Trường hợp yêu cầu phải xác nhận đúng theo mẫu sẽ gây khó khăn cho UBND cấp xã, gây ách tắc trong giải quyết hồ sơ xét duyệt và rất khó thực hiện, gây dư luận không tốt trong nhân dân”, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM nêu ý kiến.
Một vướng mắc khác là việc xác định thành viên hộ gia đình. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, thực tế hộ gia đình có thể gồm nhiều gia đình nhỏ (vợ, chồng, con). Như ông A có 3 người con là X, Y, Z và X, Y, Z có vợ (chồng) và con là X1, X2, X3; Y1, Y2, Y; Z1, Z2, Z3,... Hoặc trong hộ gia đình chỉ có vợ, chồng và con đăng ký thường trú hoặc người ở nhờ cũng cùng đăng ký cư trú. Như vậy, việc quy định “Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình” sẽ dẫn đến việc hộ gia đình có nhiều người, nhiều thế hệ cùng đăng ký thường trú khó được hưởng chính sách về nhà NƠXH.
Bình luận