TRỰC TUYẾN: Quy định mới về tiền lương và kỹ năng an toàn lao động Trực tuyến: Giải đáp những chính sách mới về lao động và bảo hiểm xã hội TRỰC TUYẾN: Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Tham gia chương trình là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và sức khỏe, gồm: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ô xy cao áp Việt Nga.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
CNVCLĐ ngành Giao thông vận tải Hà Nội tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

8h30: Bắt đầu buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Đến dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, đại biểu thành phố Hà Nội có: Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó phòng Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

Đơn vị tổ chức có các đại biểu: Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; ông Thái Hồ Phương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, bà Trần Thị Phương Thảo - Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội… Đặc biệt, buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có sự tham gia của gần 300 đoàn viên, người lao động ngành GTVT Hà Nội.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Các đại biểu dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

8h35: Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, những ngày này, các cấp Công đoàn Thủ đô đang dấy lên nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực để hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023. Trong đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động được các cấp Công đoàn Thủ đô chú trọng. Qua đó, nhằm góp phần giúp người lao động có thể tự bảo vệ được quyền lợi cũng như bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình tham gia quan hệ lao động.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu khai mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

Hòa nhịp với những hoạt động đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của mình, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức hàng loạt buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người lao động, trong đó có buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyên hôm nay.

“Với chủ đề “Chế độ chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến hôm nay sẽ tập trung phổ biến, cập nhật các quy định của pháp luật, nhất là những quy định mới được điều chỉnh hoặc mới được ban hành về những vấn đề liên quan thiết thân đối với người lao động như tiền lương, BHXH, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, các vấn đề đảm bảo ATVSLĐ…”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

8h40: Phát biểu tại buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội Tạ Thị Mỹ Thanh cho biết, trong những năm qua, các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành luôn chủ động trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ.

Các đơn vị thuộc Công đoàn ngành không xảy ra vụ tranh chấp lao động. Việc ký giao kết hợp đồng lao động cơ bản đúng luật, 95% người lao động được ký hợp đồng lao động. 100% công nhân lao động ký hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều kiện làm việc của công nhân lao động các đơn vị được đảm bảo.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội Tạ Thị Mỹ Thanh phát biểu tại buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

Theo đại diện Công đoàn ngành GTVT Hà Nội, chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chế độ chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động” do Báo Lao động Thủ đô mời các chuyên gia về lĩnh vực BHXH và ATVSLĐ trao đổi, giao lưu với người lao động ngành GTVT Hà Nội trong thời điểm hiện nay là hoạt động hết sức ý nghĩa, thực chất đối với người lao động và cán bộ công đoàn.

“Buổi Đối thoại, giao lưu là dịp đại diện các đơn vị, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ được giao lưu, trao đổi, học hỏi nhằm nâng cao kiến thức pháp luật. Buổi Đối thoại, giao lưu sẽ trang bị thêm kiến thức vốn rất rộng lớn cho người sử dụng lao động, cho cán bộ công đoàn và đặc biệt công nhân lao động của ngành hiểu rõ, thực hiện tốt, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, ổn định quan hệ lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội của ngành và thành phố”, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội nhấn mạnh.

8h45: Các chuyên gia bắt đầu giải đáp câu hỏi, thắc mắc của CNVCLĐ

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Ban tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia của chương trình.
ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Các chuyên gia tham gia giải đáp tại chương trình.

Anh Đinh Hoài Nam - Công ty cổ phần Công trình giao thông Hà Nội hỏi:

Công ty chúng tôi chuẩn bị khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Xin các chuyên gia tư vấn là đơn vị y tế nào sẽ thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp cho Công ty chúng tôi?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Ngành công trình giao thông cũng là một ngành có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh nghề nghiệp nên việc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là rất cần thiết.

Theo quy định của pháp luật, hàng năm doanh nghiệp phải khám sức khỏe định kỳ và tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nếu khám sức khỏe định kỳ thì doanh nghiệp có thể lực chọn bất kỳ đơn vị y tế nào nhưng riêng đối với khám bệnh nghề nghiệp thì chỉ được khám tại các bệnh viện có chức năng do Bộ Y tế quy định.

Tại Hà Nội có các đơn vị y tế sau có chức năng khám bệnh nghề nghiệp: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; Khoa bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh môi trường.

Công ty anh có thể liên hệ với hệ với 1 trong 3 đơn vị y tế này để thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.


Chị Vũ Thị Hải Yến - Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây hỏi:

Công ty không tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho người lao động là đúng hay sai?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định pháp luật, Luật An toàn lao động năm 2015 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động trước khi nhận vào làm việc, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, 1 lần/năm đối với công việc làm việc bình thường, đối với công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khám sức khoẻ 6 tháng/lần. Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ vi phạm pháp luật.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chị Vũ Thị Hải Yến - Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây đặt câu hỏi

Chị Lương Ngọc Trinh - Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi:

Trong danh mục nghề nghiệp độc hại Mục 4, vận tải, có ghi chức danh “Tuần đường” là lao động làm việc trong nghề nghiệp độc hại chỉ ở ngành đường sắt? Đơn vị tôi làm việc trong lĩnh vực duy tu đường bộ, cũng có “Tuần đường” thì có được hưởng ngành nghề độc hại không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Nhà nước đã ban hành Thông tư số 11 kèm theo danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, trong đó có ngành tuần đường. Tuy nhiên chỉ có tuần đường ngành đường sắt là được hưởng ngề nghiệp độc hại.


Anh Phạm Minh Dũng - Công ty CP công trình giao thông Hà Nội hỏi:

Công ty tôi có người lao động làm thời hạn 1 năm nhưng tự ý nghỉ, sau đó tự đi làm lại. Công ty tôi có quyền sa thải người này không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Quy định đã có và rất rõ, người lao động nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 30 ngày; 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do thì doanh nghiệp được phép sa thải. Anh phải xem xét họ nghỉ không lý do là bao nhiêu ngày, khi nghỉ có báo cáo không? Lý do có chính đáng không từ đó mới xem xét các tình tiết để sa thải.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Anh Phạm Minh Dũng - Công ty cổ phần Công trình giao thông Hà Nội đặt câu hỏi

Anh Vương Tuấn Dũng - Ban Duy tu hỏi:

Tôi đã đăng kí VssID thành công, tôi muốn đăng ký email để đăng ký cho con thì có được không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Có 2 trường hợp, nếu đang nhớ mã số và pass của ứng dụng thì vào mục dịch vụ công trên ứng dụng khai báo và cập nhập bình thường; trường hợp quên mật khẩu thì khai báo với cơ quan BHXH lại email thông qua đơn vị sử dụng lao động, 1 ngày sau khi khai báo thì địa chỉ email sẽ được cập nhật trên hệ thống, sau đó vào hệ thống nhấn quên mật khẩu, tự động mật khẩu sẽ được gửi về địa chỉ email.

Chị Nguyễn Hà Thu - Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội hỏi:

Xin hỏi chuyên gia, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Quyền lợi đầu tiên là sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.

Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi trên, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng.


Chị Trần Bích Liên - Thanh tra Sở Giao thông Hà Nội hỏi:

Thời gian gần đây tôi hay bị đau đầu và phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau, xin hỏi các chuyên gia việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau thì có có hại gì cho sức khỏe không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Trong cuộc sống không phải ai cũng có bệnh đau đầu nhưng có những người bị đau đầu thì vô cùng khổ sở, khó chịu, khi đó họ phải sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng đau.

Đối với một số người khi dùng nhiều sẽ dẫn đến lệ thuộc vào thuốc, không dùng giảm đau thì không chịu được, rồi dẫn đến nhờn thuốc và liều dùng ngày càng tăng lên. Đối với những loại thuốc này thì cơ quan y tế đã khuyến cáo phải dùng đúng liều, nên nếu như bệnh nhân dùng quá liều thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ví dụ như làm tăng men gan.

Theo tôi, việc giảm đau đầu bằng cách dùng thuốc không phải là cách tốt. Đa phần bệnh đau đầu là do rối loạn co thắt mạch máu não, thiếu máu lên não, căng thẳng, rồi loạn nội tiết… thì người bệnh có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Ngủ sớm, dậy sớm, tăng cường vận động, thể dục thể thao, giảm bớt căng thẳng, lo âu…

Nếu đau đầu thì nên dùng các loại thuốc thảo dược. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp trên cũng chỉ là để tham khảo, thực tế vẫn có những người dùng đủ mọi cách mà vẫn mất ngủ, đau đầu, lúc đó chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có những phương pháp điều trị hiệu quả hơn.


Anh Nguyễn Hồng Thuận - Công ty cổ phần Công trình giao thông Hà Nội hỏi:

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Trong Bộ luật Lao động 2019 có điểm rất mới là người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do, chỉ cần báo trước. Khi cấm dứt hợp đồng lao động, bạn chỉ có quyền lợi là hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, các anh chị cần quan tâm đến Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động xem có sự hỗ trợ khi nghỉ việc không. Điều này cũng phụ thuộc vào từng đơn vị doanh nghiệp.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Quang cảnh buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Anh Nguyễn Duy Cảnh, Công ty cổ phần giao thông Hà Nội hỏi:

Khi bị Covid-19, người lao động được hưởng chế độ gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về các chế độ BHXH, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu cung cấp được đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc nghỉ ốm.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Thông tư 02 quy định Covid-19 là bệnh nghề nghiệp, bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động tiếp xúc với vi rút trong môi trường lao động.

Theo đó, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 gồm: Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế; người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2; người làm nghề, công việc phòng, chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2; người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid-19 tại nhà; người vận chuyển, phục vụ người bệnh Covid-19; người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh Covid-19; người giám sát, điều tra, xác minh dịch Covid-19; nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng, chống dịch Covid-19.


Anh Nguyễn Đức Tuấn - Công ty cổ phần Giao thông 2 Hà Nội hỏi:

Công ty dự kiến ký hợp đồng lao động với lao động lớn tuổi, vậy có cần đóng BHXH cho người lao động này không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đối với tất cả người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì cần đóng BHXH, chứ không quy định tuổi nào, tuy nhiên khi ký hợp đồng lao động cần chú ý thời gian, điều kiện làm việc, vì có những quy định khác hơn so với những lao động khác. Đối với những người cao tuổi đang hưởng lương hưu thì không phải thực hiện đóng BHXH.


Chị Phạm Thị Thanh Hoa - Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng hỏi:

Xin các chuyên gia cho biết làm thế nào để phân biệt bệnh Covid-19 và bệnh cảm cúm thông thường?

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Vấn đề bạn hỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm trong thời điểm cách đây khoảng 2 tháng (đâu tháng 4), khi đó Covid-19 có xu hướng bùng phát trở lại, tuy nhiên đa số các trường hợp mắc Covid-19 trong thời gian này đều chỉ có những triệu chứng nhỏ, không đặc hiệu. Các chuyên gia y tế cũng đã bàn bạc nhiều về việc phân biệt giữa Covid-19 với cảm cúm thông thường nhưng kết luận là rất khó phân biệt.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chị Phạm Thị Thanh Hoa - Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng đặt câu hỏi

Kể cả Covid-19 hay các bệnh hô hấp thông thường đều có những triệu chứng giống nhau như: Triệu chứng về hô hấp là ho khan, đau rát họng, chảy nước mũi; và triệu chứng toàn thân như: Sốt, rét run, đau khơp, đau cơ vì thế cách phân biệt Covid-19 với bệnh cảm cúm thông thường chỉ có thể phân biệt được qua thực hiện xét nghiệm.

Hiện nay, kit xét nghiệm Covid-19 được bán tại các hiệu thuốc rất rẻ và phổ biến. Lời khuyên của tôi là mặc dù Covid-19 bây giờ không đáng lo ngại nhưng ai có biểu hiện thì cũng nên thực hiện xét nghiệm, để tránh việc lây nhiễm bệnh sang các trường hợp như người già, người có bệnh nền, người mang thai… Ngoài ra, hiện Bộ Y tế đang thực hiện các hồ sơ thủ tục để đề nghị với Chính phủ công bố Covid-19 cũng là một căn bệnh thông thường.


Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội hỏi:

Có trường hợp làm việc tại 1 đơn vị, hiện đang lái xe theo tuyến Bắc Giang - Thái Nguyên. Tuy nhiên, thời gian trước, người này bị tai nạn lao động, không đủ sức khỏe, được điều về Hà Nội, trực ở Hà Nội. Người này phản đối, đề nghị Công đoàn ngành giải quyết cho anh làm việc tại Bắc Giang vì gia đình ở đó. Việc này nên xử lý như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Việc chuyển người lao động về Hà Nội là đang có dấu hiệu vi phạm. Trường hợp này có thể đề nghị người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp cho người lao động. Hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước bởi người sử dụng lao động vi phạm giao kết lao động. Công đoàn vào cuộc và lên tiếng về trường hợp này vì người sử dụng đang sai.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chị Đỗ Trúc Quỳnh - Công ty G7 Taxi hỏi:

Đơn vị tôi có một số nhân viên nhiều tuổi. Theo quy định, cứ ký hợp đồng lao động 1 tháng trở lên là phải đóng BHXH. Tuy nhiên, những người này chỉ còn 5, 6 năm nữa về hưu, không đủ điều kiện thời gian hưởng lương hưu. Việc này nên giải quyết thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia BHXH cho người lao động để đảm bảo an sinh cho họ, đến tuổi nghỉ hưu mà không đủ điều kiện thì sẽ hưởng BHXH 1 lần, sau khi nghỉ hưu người lao động có thể tham gia tiếp 5 năm, sau đó có thể đóng 1 lần 10 năm để được hưởng đủ quyền lợi.


Chị Nguyễn Thị Tân - Công ty Công trình Giao thông 2 hỏi:

Tôi đã nhận trợ cấp BHXH 1 lần nhưng nay tôi làm cho công ty khác thì có cần tiếp tục tham gia BHXH nữa không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Chị đã giải quyết bảo hiểm một lần thì thời gian đóng BHXH đó sẽ không được tính để hưởng các chế độ khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia BHXH. Hiện nay, chị tiếp tục làm việc cho công ty mới, như vậy là chị vẫn tiếp tục phải tham gia đóng BHXH.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Hà Nội tặng quà cho người lao động tham gia trả lời câu hỏi giao lưu tại chươg trình

Anh Nguyễn Quốc Hòa - Hanoi Metro hỏi:

Trước khi tôi về làm cho Hanoi Metro tôi có làm việc cho 2 doanh nghiệp. Trong đó có doanh nghiệp thứ 2, khi tôi chốt sổ bảo hiểm thì phát hiện ngày tháng năm sinh của tôi không đúng. Tôi có cần yêu cầu cấp lại ở cơ quan BHXH không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp của anh tôi hiểu và khuyên anh nên đến cơ quan BHXH điều chỉnh và nên sử dụng bản đúng để lưu trữ chứ không dùng bản sai.


Chị Phạm Thị Thanh Hương hỏi:

Người lao động đã đi làm 18 năm muốn hưởng BHXH một lần thì có được không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của pháp luật, người lao động tham gia BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần trong một số trường hợp như: Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế…

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội trao quà cho người lao động tham gia trả lời câu hỏi giao lưu

Tuy nhiên, BHXH là chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động về lâu về dài. Theo tôi, bạn đã có 18 năm tham gia BHXH, theo quy định mới mà Luật Bảo hiểm xã hội đang dự thảo sẽ sửa đổi người lao động đóng 15 năm BHXH đã có thể nghỉ hưu nên theo tôi bạn nên bảo lưu thời gian đóng BHXH để có cơ hội hưởng lương hưu sớm nhất chứ không nên rút BHXH một lần.


Chị Mai Thị Việt Hà - Công ty Công trình Giao thông 2 Hà Nội hỏi:

Một trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động. Trường hợp này được hưởng trợ cấp theo quy định nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Luật quy định tai nạn giao thông hay những tai nan khác nằm trên đường từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nhà với quãng đường thời gian hợp lý thì được xác định là tai nạn lao động.

Người lao động được hưởng hoàn toàn các quyền lợi. Trách nhiệm của doanh nghiệp là chịu toàn bộ chi phí y tế; trả toàn bộ tiền lương cho người lao động trong thời gian nghỉ việc điều trị vết thương; bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động một khoản tiền tương đương với tỷ lệ thương tật sau khi giám định. Trường hợp lỗi trực tiếp do vi phạm giao thông gây ra như vượt đèn đỏ xảy ra tai nạn thì người lao động không được hưởng trợ cấp.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời thắc mắc của người lao động

Sau khi giám định sẽ làm hồ sơ gửi cho cơ quan BHXH gồm có: Biên bản giám định; công văn đề nghị; biên bản điều tra tai nạn lao động; xác định của cơ quan xã, phường nơi xảy ra tai nạn lao động khi đó người lao động sẽ đựo hưởng quyền lợi của BHXH. Người lao động mất sức trên 31% hưởng trợ cấp hàng tháng, dưới 31% sẽ được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp 1 lần. Lưu ý đơn vị phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động.


Anh Nguyễn Ngọc Minh Khuê hỏi:

Người lao động đang đóng BHXH, không may mất đi thì sẽ được hưởng quyền lợi theo mức lương cơ sở hay hợp đồng lao động?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là nguyên tắc đóng - hưởng. Nếu người lao động đang đóng theo mức lương trên hợp đồng lao động thì sẽ hưởng mức lương theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có mức mai táng phí sẽ giống nhau dù là đóng BHXH theo hình thức nào, đó là được thanh toán bằng 10 tháng lương cơ sở.

Về hưởng chế độ tuất sẽ hưởng theo đóng BHXH, mức hưởng được quy định tại khoản 2, Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Anh Nguyễn Ngọc Minh Khuê đặt câu hỏi

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp tuất 1 lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH. Lưu ý về chế độ tuất, có thể hưởng tuất tháng hoặc 1 lần tùy vào độ tuổi, khả năng lao động của thân nhân. Có một lưu ý, người lao động khi mắc bệnh hiểm nghèo thường đi rút BHXH 1 lần, lúc này các anh chị phải đặc biệt quan tâm đến mua BHYT.


Một bạn đọc hỏi:

Tôi bị Covid-19 đã khỏi nhưng bị ho, làm nhiều biện pháp không đỡ, đã đi khám nhưng không phát hiện vấn đề gì? Giờ tôi cần làm gì?

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Khi bị Covid-19 gây ra tình trạng viêm tại chỗ cũng như tắc nghẽn mạch máu nhỏ. Để giải quyết vấn đề này bạn cần thực hiện các bài tập thở, nên sử dụng thuốc lưu thông máu, dành thời gian để tập hàng ngày, dùng các loại thảo dược để trị ho và ăn uống đầy đủ; không nên nghe những phương pháp chưa được kiểm chứng. Trong trường hợp nặng quá không thể đi làm, sinh hoạt bình thường thì phải đi khám ở các bệnh viện, chuyên khoa nội thần kinh.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng trả lời câu hỏi của người lao động tham gia chương trình

Anh Kiều Đức Giang - Hanoi Metro hỏi:

Người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng và chuyển nhiều đơn vị thì có hưởng BHTN không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Với BHTN, điều kiện được hưởng là đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng. Nếu đóng bảo hiểm ngắt quãng thì sẽ được cộng dồn.


Chị Phùng Thanh Thủy - Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2 hỏi:

Xin chuyên gia cho biết, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Khi tai nạn lao động xảy ra, trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn lao động. Cùng đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho người lao động nếu người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hoặc đồng chi trả chi phí điều trị cho người lao động với BHYT.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chị Phùng Thanh Thủy - Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2 đặt câu hỏi

Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương thực tế cho người lao động trong thời gian điều trị, và sau khi người lao động ra viện đi giám định sức khỏe thì tùy vào tỉ lệ thương tật và lỗi gây ra tai nạn lao động mà người sử dung lao động sẽ phải bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động.

Nếu lỗi thuộc về người sử dụng lao động thì phải thực hiện bồi thường, nếu lỗi thuộc về người lao động thì người sử dụng lao động phải trợ cấp tai nạn lao động; mức trợ cấp bằng 40% mức bồi thường. Việc phân định lỗi thuộc về bên nào được căn cứ vào biên bản tai nạn lao động.


Chị Nguyễn Thị Kim Thanh hỏi:

Trước đây công ty cũ của tôi có đóng bảo hiểm, nhưng từ 2010-2014 công ty nợ bảo hiểm. Đến nay đã chuyển sang hình thức khác kinh doanh. Đến công ty mới, người lao động có được quay trở lại tự đóng 100% mức bảo hiểm mà thời gian công ty đã nợ đó không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đối với những đơn vị nợ đóng BHXH, người lao động sẽ không tự đóng được nhưng đơn vị có thể tách đóng cho từng trường hợp. Hiện nay, phát sinh nhiều trường hợp người lao động tự bỏ tiền ra đóng nhưng như vậy không cần thiết mà nên đòi quyền lợi của chúng ta đối với doanh nghiệp mới. Thời gian tham gia BHXH dù ngắt quãng vẫn được cộng nối.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh hỏi

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Trong Luật Doanh nghiệp quy định khi doanh nghiệp cổ phần hoá thì chủ doanh nghiệp sau đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với công nợ và trách nhiệm, nghĩa vụ đới với người lao động động đang làm tại công ty cũ.


Chị Vũ Thị Ngọc Lan - Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hỏi:

Đối với lao động nữ nghỉ thai sản, đi làm sớm được nhận quyền lợi gì? Thời gian nghỉ thai sản đó, người lao động đi làm có đóng BHXH không, BHYT không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ thai sản sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc. Ngoài ra, người này cũng không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và BHYT nhưng vẫn được ghi nhận là có đóng bảo hiểm.

Người lao động phải nghỉ tối thiểu 4 tháng có thể đi làm sớm 2 tháng là phụ thuộc vào thỏa thuận với đơn vị. Thời điểm này bắt buộc phải đóng BHXH và vẫn được được chế độ thai sản 6 tháng, vẫn được hưởng chế độ ốm đau bình thường.


Ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội hỏi:

Đối với lao động chưa đủ tuổi về hưu, khi muốn đi giám định sức khỏe về hưu có tự đi giám định hay không, hay phải có đơn vị, cơ quan nào giới thiệu?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu anh vẫn đang làm việc tại một đơn vị thì bắt buộc đơn vị đó phải giới thiệu anh đi giám định sức khỏe để về hưu, còn nếu anh đã thôi việc thì anh có thể tự đi giám định sức khỏe mà không cần qua cơ quan BHXH. Anh chỉ cần làm đơn gửi cơ quan y tế, sau khi có hồ sơ giám định y khoa thì anh mới làm đơn, chuyển hồ sơ ra cơ quan BHXH để thanh toán các chế độ.


ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Chị Lê Thị Hải Yến - Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội hỏi:

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí trong thời gian đơn vị đang được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì có được giải quyết hưởng chế độ hưu trí không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Qua thời kỳ Covid-19, Chính phủ cho phép đơn vị tạm dừng đóng BHXH, nhưng sau 1 năm đơn vị phải đóng lại toàn bộ. Tuy nhiên, thời gian công tác của người lao động các chế độ vẫn được thực hiện như bình thường và giải quyết các chế độ như bình thường vì bản chất chỉ là giãn đóng BHXH.


Anh Hoàng Tùng Lâm - Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hỏi:

Xin hỏi chuyên gia, người lao động đang thử việc, xin nghỉ có cần báo trước cho doanh nghiệp không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về thời gian thử việc. Theo đó, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện: Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. Đối với công việc là nhân viên nghiệp vụ; thời gian thử việc tối đa là không quá 30 ngày.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp những chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động
Anh Hoàng Tùng Lâm - Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đặt câu hỏi

Trong thời gian 30 ngày, 60 ngày thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Nhưng cũng phải lưu ý, thử việc có 2 hình thức, 1 là ký hợp đồng thử việc, 2 là ghi thời gian thử việc vào hợp đồng lao động. Nếu ký hợp đồng thử việc thì thời gian thử việc 30 ngày, 60 ngày sẽ không tính để đóng BHXH, nhưng nếu ghi thời gian thử việc vào hợp đồng lao động thì thời gian đó được tính để đóng BHXH.


Chị Hoàng Thị Yến Ngọc - Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2 hỏi:

1, Công ty không bố trí công việc phù hợp cho người lao động bị tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp thì có vi phạm không? Bị xử phạt như thế nào?

2, Trách nhiệm của bên cho thuê lại lao động được quy định cụ thể như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Luật An toàn vệ sinh an toàn lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bố trí công việc công việc phù hợp với sức khoẻ sau khi người lao động bị tai nạn lao động theo kết quả xác nhận của cơ quan y tế, nếu người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp sau tai nạn lao động thì vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt. Về trách nhiệm của bên cho thuê lại lao động có thể thêm khảo thêm Điều 65 Luật An toàn vệ sinh lao động.


Chị Nguyễn Thị Minh - Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2 hỏi:

Người lao động trong trường hợp nào không được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định 3 trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Cụ thể, trường hợp 1 là tai nạn do anh tự hủy hoại bản thân; 2 là tai nạn xảy ra do nguyên nhân sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy… và cuối cùng là những chấn thương xảy ra do xô xát va chạm (nếu xô xát do mâu thuẫn từ công việc thì đó là tai nạn lao động).


Anh Nguyễn Minh Phương - Công ty Quản lý và xây dựng đường bộ 1 Hà Tây hỏi:

Đối với lao động trẻ, dưới 15 tuổi có được tham gia lao động không? Phụ thuộc vào nguyên tắc nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Lao động từ 13 tuổi trở lên thì có thể tham gia quan hệ lao động và ký hợp đồng lao động. Thủ tục ký hợp động lao động phải có bố mẹ hoặc người giám hộ, thời gian làm việc không qúa 4h/ngày, không được bố trí làm thêm, một số công việc nặng nhọc không được bố trí làm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm, sinh lý của trẻ, thực hiện khám sức khoẻ 6 tháng/lần.


Một bạn đọc hỏi:

Nhà tôi có bố mẹ ngoài 70 tuổi bị Covid-19 vào tháng 4 vừa rồi. Từ lúc khỏi bệnh đến nay, tôi theo dõi thấy sức khỏe ông bà giảm nhiều, thường xuyên bị nghẹt mũi, đau mỏi cơ, hồi hộp, và rất dễ mệt khi leo cầu thang... Mong bác sĩ tư vấn giúp cách để có thể hồi phục sức khỏe sau khi khỏi Covid-19 với người già có bệnh nền?

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Thực tế, người cao tuổi, từ 50 tuổi trở nên thường gặp nhiều bệnh nền như gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… Sau khi mắc Covid- 19 thì sức khỏe càng đi xuống.

Phục hồi sức khỏe cho người già, có bệnh nền sau Covid-19 là câu chuyện không đơn giản tuy nhiên tôi cũng xin trao đổi một số giải pháp như sau. Trước hết thì bạn nên cải thiện chế độ dinh dưỡng cho ông bà, nên hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều đường, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn mà nên chế biến thô một chút, ăn các món ăn luộc, hấp…

Đồng thời, bạn cũng nên quan tâm, chăm lo sức khỏe tinh thần cho ông bà cho thật tốt, sức khỏe tinh thần của người già rất quan trọng. Nên động viên bố mẹ tích cực đi ra ngoài, giao lưu với bạn bè, hàng xóm, chơi cờ, tập các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, khi sức khỏe tinh thần cải thiện thì góp phần tăng thêm sức khỏe thể chất.

Với các bệnh khác như xương khớp, tiểu đường, mỡ máu thì bạn nên cho các cụ đi khám và nên đến các bệnh viện như Bệnh viện lão khoa, không cần thiết đến các cơ sở y tế tuyến đầu đông đúc…


Chị Mai Thị Việt Hà - Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2 hỏi:

Xin hỏi chuyên gia, người lao động làm việc 2 nơi, đóng BHXH, BHYT như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định này, người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, không hạn chế số lượng hợp đồng ký kết nhưng khi ký các hợp đồng lao động đó phải đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của các hợp đồng đã ký kết.

Công ty nơi người lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Về BHYT sẽ đóng theo hợp đồng có mức lương cao nhất và đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh: Sau thời gian hơn 2 giờ đồng hồ, với trên 30 câu hỏi trực tiếp và hàng chục câu hỏi gửi qua hòm thư điện tử tập trung liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, BHXH, an toàn lao động, sức khỏe người lao động, sức khỏe sau thời gian mắc Covid-19... là những vấn đề được người lao động hết sức quan tâm và thiết thực, gần gũi.

Do thời lượng có hạn vẫn còn nhiều câu hỏi của bạn đọc chưa được trả lời hết tại buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô mong muốn đoàn viên, người lao động sẽ tiếp tục gửi câu hỏi, Báo Lao động Thủ đô sẽ là cầu nối gửi tới các chuyên gia, các cơ quan chức năng và trả lời bạn đọc qua chuyên mục tư vấn pháp luật trên Báo Lao động Thủ đô.