Ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp
Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh” năm 2022 Nông dân trẻ “liều mình” nuôi bò 3B trở thành triệu phú Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp về kỹ năng điều hành, quản lý |
Đề án trên nhằm cụ thể hóa Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Đề án trên nhằm cụ thể hóa Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.
Bà Lê Ánh, Giám đốc Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh tương tác với sinh viên về Hướng nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp. (Ảnh: L.H) |
Theo đó, hằng năm, Hà Nội sẽ ươm tạo cho 50-80 doanh nghiệp và tăng tốc cho 10-20 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên, sinh viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng; đến năm 2025, phấn đấu hỗ trợ ươm tạo cho 250-300 doanh nghiệp và tăng tốc cho 80-100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.
Thành phố cũng đặt mục tiêu phấn đấu hỗ trợ kết nối đầu tư trị giá 1 tỷ USD cho các startup trong nước, hỗ trợ vay vốn 1.000 tỷ đồng cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, làm kinh tế; tạo việc làm cho 500.000 thanh niên, sinh viên hằng năm. Đến năm 2025, chuyển giao mô hình cho 20 trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thường xuyên, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong triển khai Đề án. Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố chỉ đạo Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên nhà trường chịu trách nhiệm triển khai hoạt động ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo; tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án, tạo nền tảng, có tính kế thừa cho việc tiếp tục triển khai ở những giai đoạn tiếp theo; bảo đảm không phát sinh thêm biên chế và tổ chức bộ máy.
Việc tổ chức hoạt động tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bám sát vào nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và bảo đảm cụ thể, sát với chức năng, nhiệm vụ và gắn liền thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 185/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.
Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn Thành phố chỉ đạo hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; thiết lập cơ chế kết nối giữa cố vấn khởi nghiệp, ngân hàng cho vay và Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp nhằm tăng khả năng được vay vốn phục vụ các dự án khởi nghiệp của thanh niên.
Các cố vấn khởi nghiệp có vai trò đánh giá đúng tiềm năng và tính khả thi của dự án khởi nghiệp cũng như theo dõi hoạt động triển khai của dự án. Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh dự án, từ đó tăng khả năng tài chính cho vay của ngân hàng cho các dự án khởi nghiệp.
Bình luận