Kon Tum: Háo hức bay khinh khí cầu cùng Anh hùng Phạm Tuân Lễ hội Đền Và - điểm đến tâm linh nơi xứ Đoài Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá - ẩm thực mùa Xuân tại Đảo Ngọc Ngũ Xã

Theo truyền thuyết, năm Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, làng Đường Yên có người con gái tên là Lê Hoa (còn gọi là Ả Lự) tuổi 17 - 18 vẫn chưa lấy chồng mà đi theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán.

Về Đường Yên xem lễ hội kén rể
Ngày 2/2 âm lịch hàng năm, người dân thôn Đường Yên tổ chức lễ hội kén rể nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

Trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bà đeo vú mo ra trận và lập được nhiều chiến công, được Hai Bà Trưng phong là “Nữ sử anh phong”, “Tuệ Tĩnh phu nhân” và phong làm tri huyện, huyện Đông Ngàn, bản doanh đóng tại làng Đường Yên. Ở nơi đây, bà đã mở hội kén rể. Lễ hội kén rể ra đời từ đó và trở thành nét đẹp văn hóa hàng năm của người làng Đường Yên, xã Xuân Nộn.

Những người được chọn tham gia các vai chính trong lễ hội đều phải là những người đáp ứng tất cả các tiêu chí đưa ra. Người đóng vai mẹ của Thánh bà, tức Mẫu bà phải là người đẹp, song toàn, gia đình gương mẫu. Người đóng Thánh bà (tức bà Lê Hoa) cùng hai “chàng rể” (gồm phe Bắc và phe Hậu) phải là các trai thanh, gái lịch, chưa có gia đình riêng, học hành giỏi giang, gia đình gia giáo.

Lễ hội kén rể gồm phần lễ và phần hội mang đậm giá trị văn hóa, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần thượng võ của dân tộc. Phần lễ là đám rước long trọng, trang nghiêm được các bô lão trong làng chủ trì. Phần hội lấy tiếng trống làm linh hồn, điều khiển binh tướng gồm cuộc thi đấu với nhiều trò chơi dân gian (cày cấy, câu ếch, bắt trạch trong chum, chọc chó.)

Cuộc thi kén rể mở đầu với phần thi canh nông, tái hiện lại quá trình trồng lúa nước. Tiếp sau đó là phần thi câu ếch, đây là phần thi đòi hỏi sự khéo léo và nhanh nhẹn của các chàng rể.

Chọc chó là một trò chơi thú vị trong lễ hội kén rể. Tuy nhiên, năm nay lễ hội kén rể vì một số lý do nên đã lược bớt phần thi chọc chó. Trải qua phần thi căng thẳng, người chiến thắng được dân làng tổ chức nên duyên vợ chồng cho đôi trai tài gái sắc.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Trưởng thôn Đường Yên, Trưởng ban tổ chức lễ hội chia sẻ: “Lễ hội kén rể đã diễn tả lại truyền thống cần cù hăng say lao động của nhân dân, đồng thời thông qua lễ hội làm tăng tính gắn kết cộng đồng, giúp cho thế hệ trẻ rèn luyện sức khoẻ, yêu lao động và từ đó khơi nguồn chảy cho đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta”.

Một số hình ảnh ghi nhận tại lễ hội:

Về Đường Yên xem lễ hội kén rể
Mẫu bà và nữ tướng Lê Hoa tuyên bố kén rể.
Về Đường Yên xem lễ hội kén rể
Phần thi cày cấy đòi hỏi sự tinh tế của người dẫn cày và người đóng giả trâu.
Về Đường Yên xem lễ hội kén rể
Phần thi “câu ếch” sẽ đánh giá những chú ếch nào nhảy cao, nhảy đẹp.
Về Đường Yên xem lễ hội kén rể
Phần thi bắt chạch trong chum với ý nghĩa mong muốn vạn vật nảy nở, sinh sôi.