Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chuyển đổi đất rừng làm dự án cao tốc Bắc - Nam Ngành giao thông vận tải đón sóng phục hồi tăng trưởng sau dịch Đề xuất làm đường liên cảng 'chia lửa' cho cảng Cát Lái tại TP.HCM

Được biết, tuyến cao tốc nối thành phố Đà Lạt, trung tâm của tỉnh Lâm Đồng với Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ là cao tốc Dầu Dây - Liên Khương với tổng chiều dài 200,3km, chia làm 3 đoạn để đầu tư.

Cao tốc Liên Khương - Tân Phú dự kiến khởi công năm 2023
Cao tốc Dầu Dây - Liên Khương với tổng chiều dài 200,3km, chia làm 3 đoạn để đầu tư.

Đoạn Dầu Dây - Tân Phú (thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai) dài 60,1km; đoạn Tân Phú- Bảo Lộc dài 66,3km nằm trên địa phận tỉnh Lâm Đồng và 1 đoạn ngắn nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai; đoạn Bảo Lộc- Liên Khương nối thành phố Bảo Lộc với cao tốc Liên Khương- Prenn dài 73,9km, nằm hoàn toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Dự kiến khi tuyến cao tốc này đưa vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Đà Lạt chỉ còn 3 - 4 giờ thay vì 7 - 8 giờ như hiện nay.

Mặt khác, tuyến cao tốc này chủ yếu được mở mới chứ không chạy trên nền Quốc lộ 20 và các tuyến đường khác, nên sẽ phát triển được quỹ đất ở 2 bên đường. Đặc biệt, từ các nút giao thông sẽ hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch…

Với dự án này, Lâm Đồng sẽ trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng các tuyến đường cao tốc mở mới từ nguồn vốn dựa trên phương thức đối tác công tư (PPP).

Hiện tại, dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc giai đoạn 1 có tổng đầu tư 6.500 tỷ đồng. Tỉnh Lâm Đồng cam kết với Trung ương bố trí vốn trong giai đoạn 2022- 2025 là 4.500 tỷ đồng; trong đó, mỗi năm phân kỳ 1.500 tỷ đồng. Hiện tỉnh đã bố trí từ ngân sách 3.700 tỷ đồng. Trong dự án này, Trung ương đã bố trí 2.000 tỷ đồng hỗ trợ cho tỉnh cho hạng mục giải phóng mặt bằng và thi công.