Chú trọng đẩy nhanh xây dựng, đầu tư các công trình hạ tầng giao thông
Tạo điều kiện cho hành khách tiếp cận bến xe miền Đông mới Hoạt động vận tải tăng trưởng tích cực Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng |
Theo đó, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo sát sao công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; công tác duy tu, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông… đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Kịp thời khắc phục, sửa chữa các hư hỏng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông nguyên nhân do hạ tầng xuống cấp.
Đặc biệt, công tác đầu tư công, đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở được chú trọng đưa vào nghiệm thu và khai thác sử dụng.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong năm 2023, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm. |
Thông tin về phương hướng hoạt động thời gian tới, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong năm 2023, đơn vị tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình công tác của Thành ủy, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhất là 2 nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2022 về việc thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030"; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 về việc “ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”.
Bên cạnh đó, toàn ngành quyết liệt thực hiện 8 nhóm giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn, bao gồm: Tăng cường tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành; tăng cường đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.
Tiếp đó, phát triển vận tải hành khách công cộng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, coi đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý nghiêm các vi phạm, tạo hiệu quả răn đe các hành vi, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ tập trung cụ thể hóa thành các chỉ đạo, kế hoạch cụ thể nhằm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ GTVT giao trong năm 2023.
Đường Vành đai 2 (trên cao), đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở sẽ đi vào hoạt động sau hơn 4,5 năm thi công góp phần đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội. |
Trong đó, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến hết năm 2023 là 21,5%-23%; Tỷ lệ đất giành cho giao thông/đất xây dựng đô thị đạt 11%-11,5%; Xử lý 7-10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông. Số vụ tai nạn giao thông giảm từ 5% đến 10% trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương.
Tăng cường quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè, quản lý phương tiện giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Tiếp tục tăng cường xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng kịp thời, kiên quyết. Xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh, dịch vụ, để xe ô tô, xe máy lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố và các thị trấn, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ngoài ra, trong năm 2023, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm, nhất là hoàn thành đưa vào vận hành thương mại đoạn trên cao Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và các dự án trọng điểm để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị tăng khả năng kết giao thông, tỷ lệ diện tích đất giao thông/đất đô thị.
Bình luận