Chuyện dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng
Kinh tế nông thôn: Điểm tựa xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Vì được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Góp sức xây dựng nông thôn mới |
PV: Được biết, năm 2023 các cấp cơ sở đã bình xét 43 hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 306 hộ cấp Thành phố, 1.912 hộ cấp huyện và có 10.670 hộ đạt Hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Xin ông cho biết, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã triển khai phong trào như thế nào để đạt được hiệu quả như trên?
Ông Thiều Văn Son: Ngay từ đầu năm các cấp Hội đã tổ chức phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm có 12.365 hộ đăng ký là Hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở. Cấp Trung ương 47 là hộ, cấp Thành phố là 335 hộ, cấp huyện là 2.017 hộ.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son |
Từ các hồ sơ đăng ký cuối tháng 10, Hội Nông dân huyện hướng dẫn, chỉ đạo các cấp cơ sở tổ chức đã bình xét 43 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 306 hộ cấp Thành phố; 1.912 hộ cấp huyện và có 10.670 hộ đạt Hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đây là những con số đáng mừng, bởi qua đó thể hiện phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của nông dân đang ngày càng rộng khắp.
Để đồng hành và hỗ trợ nông dân làm giàu, xây dựng NTM, Hội đã chỉ đạo và hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn xây dựng và duy trì 18 tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, ngành nghề. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn thành lập và ra mắt 32 chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp về kinh doanh thương mại, trồng hoa đào, táo, kinh doanh mộc, cơ khí, trồng đu đủ, chăn nuôi lợn, trồng bưởi...
Nhiều mô hình kinh tế điển hình đã mang lại đời sống ấm no cho hội viên nông dân như mô hình trồng rau xã Đan Phượng, Liên Trung; sản xuất nấm tại xã Song Phượng; trồng bưởi tại xã Thượng Mỗ, Đan Phượng, Đồng Tháp, Tân Lập, Trung Châu, Hạ Mỗ; chăn nuôi lợn tại xã Phương Đình, Trung Châu; sản xuất mộc tại xã Liên Hà, Liên Hồng, Tân Lập; trồng hoa đồng tiền tại xã Đồng Tháp, Tân Lập, hoa đào thị trấn Phùng, Thọ Xuân, Hồng Hà; trồng Nho, dâu tây xã Trung Châu, Đan Phượng, Thọ Xuân, Hạ Mỗ gắn du lịch canh nông, trải nghiệm; nuôi trâu, bò vỗ béo xã Thọ An, Liên Hồng, Hồng Hà,Tân lập, Đồng Tháp với số lượng trên 274 hộ tham gia và quy mô trên 71 ha.
Sản phẩm nông nghiệp của hội viên nông dân huyện Đan Phượng |
PV: Về các chương trình khuyến nông, có điểm gì nổi bật, thưa ông?
Ông Thiều Văn Son: Chúng tôi đã phối hợp Trạm khuyến nông huyện triển khai nhiều mô hình theo chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội. Điển hình như mô hình thâm canh bưởi theo hướng VietGAP quy mô 5ha tại xã Đan Phượng; mô hình sản xuất hoa Lily trồng chậu quy mô 1.000m2 tại xã Liên Hà; mô hình sản xuất hoa đồng tiền trồng chậu quy mô 1.000m2 tại xã Đồng Tháp.
Phối hợp với Viện nghiên cứu ngô Trung ương tổ chức triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối tại xã Trung Châu, quy mô 10ha; phối hợp Công ty Dược phẩm Hoàng Giang nhân rộng sử dụng chế phẩm sinh học AniSat chăm sóc bưởi Tôm vàng tại xã Hạ Mỗ trên 12ha,...
PV: Xin ông cho biết, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, Hội đã phát động như thế nào để đạt được hiệu quả khả quan?
Ông Thiều Văn Son: Các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, phát động thi đua thực hiện các mô hình, phần việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM thành “nâng cao”, “kiểu mẫu”. Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hoá, tuyến phố văn minh gắn với thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số 22- CT/HU và 2 cuộc vận động: “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến tiêu dùng và bán ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp an toàn” và “Người nông dân Hà Nội Thanh lịch - Văn minh”.
Nông dân Đan Phượng tham gia Festival nông sản |
Đến nay, đã tổ chức trồng và gắn biển 5 hàng cây nông dân với tổng số trên 266 cây; chỉnh trang, trồng mới 11 tuyến đường hoa nông dân, vườn hoa mini, tuyến đê kiểu mẫu với độ dài 4,7km; 4 mô hình cánh đồng sạch....
Phối hợp với Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm sản xuất sản xuất nông nghiệp bền vững, hướng dẫn cách làm chế phẩm IMO sử lý rác sinh hoạt tại nhà tại 10 xã cho 3240 hội viên nông dân; cùng nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật tái sử dụng chế biến chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp cho 1.400 lượt hội viên nông dân.
PV: Để tiếp tục đạt được những kết quả khả quan bằng và vượt năm 2023, Hội có kế hoạch gì trong năm tới để giúp nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng NTM, thưa ông?
Ông Thiều Văn Son: Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028.
Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Ban thường vụ Hội Nông dân Thành phố và huyện, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Đan Phượng xác định phương hướng nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân năm 2024 với nhiều các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.
Hội sẽ tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, phối hợp xây dựng các sản phẩm OCOP, xây dựng địa điểm kết nối, giới thiệu, tiêu thụ nông sản an toàn để giúp nông dân giảm nghèo, làm giàu; góp phần chung sức xây dựng huyện Đan Phượng Văn mình - Văn hiến - Hiện đại; xây dựng xã thành phường, huyện thành quận những năm tới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Đan Phượng đề ra.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bảo Thoa (thực hiện)
Bình luận