Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn
Tìm giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Unilever Việt Nam tiên phong trong quản lý rác thải nhựa |
Sự kiện nhằm thu hoạch lại những kết quả đã đạt được trong Chương trình trên và kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị để thúc đẩy trao đổi nguồn lực và thúc đẩy quan hệ đối tác, trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp và chia sẻ các kế hoạch và mô hình kinh doanh cho các doanh nghiệp khác để nhân rộng quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
Trong 6 tháng vừa qua, 105 doanh nghiệp ở 21 tỉnh, thành phố hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, thương mại điện tử, sản xuất, logistics, môi trường và xử lý chất thải, tư vấn đã tham gia Chương trình Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
15 doanh nghiệp đã được chọn và đăng ký tham gia chương trình ươm tạo để được trực tiếp tư vấn, kết nối và phân tích các thách thức, giải pháp để có thể áp dụng mô hình kinh tế này một cách hiệu quả. Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện.
Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ở Việt Nam, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% vào giá trị gia tăng quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện. |
Phát biểu tại sự kiện, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đơn giản là "khắc phục" các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, mà đúng hơn, đó là một quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo vốn tự nhiên, thứ mà con người, cộng đồng và nền kinh tế phụ thuộc vào. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế trị giá 4,5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm.
"Chúng ta cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cần thiết để chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với chính sách quốc gia về kinh tế tuần hoàn và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước", bà Ramla Khalidi nói.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Kees Van Baar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam khẳng định với việc tăng cường các chính sách của Chính phủ về kinh tế tuần hoàn, đồng thời nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng, Hà Lan tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một đối tác trong việc theo đuổi phát triển kinh tế bền vững.
Các doanh nghiệp đã chia sẻ các mô hình thực tiễn và bài học kinh nghiệm như mô hình bao bì thân thiện với môi trường... |
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường - ông Mai Thế Toản, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, Viện đã nghiên cứu và đưa các nội dung của kinh tế tuần hoàn vào chính sách pháp luật ở Việt Nam.
Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật gần đây đã thể chế hóa quy định về kinh tế tuần hoàn, cùng với đó nhiều các công cụ chính sách khác có vai trò thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn như Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quản lý chất thải rắn, nước thải…
“Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật đó đi vào thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu, để nhận diện và nhân rộng các mô hình sáng kiến áp dụng kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp”, ông Mai Thế Toản khẳng định.
Bình luận