Đề xuất mở rộng phạm vi nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 Hà Nội đề xuất chính sách đặc thù phát triển xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội Bộ Tài chính đề xuất 4 mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Bộ GD&ĐT đang công bố dự thảo Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo để lấy ý kiến dư luận trước khi đệ trình Chính phủ.

Một số khó khăn, vướng mắc

Bộ GD&ĐT cho biết, chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo hiện đang được quy định tại một số văn bản quy phạm pháp luật như: Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với nhà giáo; Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đề xuất nâng phụ cấp ưu đãi giáo viên mầm non vùng đặc biệt khó khăn lên mức 100%
Giáo viên mầm non được quan tâm đặc biệt trong đề xuất mức phụ cấp ưu đãi. (Ảnh minh họa: ĐVCC)

Sau hơn 17 năm thi hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, chính sách về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ nâng cao thu nhập và bảo đảm điều kiện cần thiết để nhà giáo thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình; qua đó chất lượng giáo dục cũng được nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chế độ phụ cấp đối với nhà giáo trong thời gian gần đây gặp một số khó khăn, vướng mắc về việc xác định các trường hợp nhà giáo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các văn bản về danh sách các xã, huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao đã không còn hiệu lực. Hơn nữa, thực tế thời gian qua, có nhiều đơn vị hành chính đã thay đổi do việc chia tách, sáp nhập, giải thể, thành lập mới và không được cập nhật hàng năm (nhất là từ năm 2009 đến nay) nên nhiều đơn vị hành chính được công nhận miền núi, vùng cao không phù hợp với tên các đơn vị hành chính. Do đó, khi triển khai, các địa phương gặp lúng túng trong việc thực hiện chi trả các chế độ chính sách đối với nhà giáo.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 quy định: “Các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt tại Quyết định này nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực”. Tuy nhiên, thực tiễn nhiều địa phương đã được xác định là xã khu vực I nhưng vẫn chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo theo mức ở khu vực II (mức phụ cấp 50%), chỉ có một số ít các địa phương chi trả mức phụ cấp 35% như: An Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tuyên Quang.

Để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, tạo sự công bằng, minh bạch trong việc xem xét, chi trả chế độ phụ cấp, đồng thời để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ (năm 2019), Luật Giáo dục năm 2019 về thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo, việc trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo theo trình tự, thủ tục rút gọn để thay thế cho Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg là phù hợp và rất cần thiết.

Dự kiến hơn 200 nghìn giáo viên mầm non được nâng phụ cấp ưu đãi

Theo Bộ GD&ĐT, việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo tạo hành lang pháp lý để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện, đảm bảo quyền lợi, công bằng cho nhà giáo trong thời gian chưa thực hiện chính sách tiền lương mới; đồng thời thể hiện rõ quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ các thầy cô giáo.

Quan điểm xây dựng Nghị định là kế thừa quy định còn phù hợp, không có vướng mắc trong thực tiễn của Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC; không quy định thêm đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi so với quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg.

Theo Luật Giáo dục 2019, Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là cao đẳng, giáo viên mầm non hạng III hưởng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,10 đến 4,89. Với mức phụ cấp 35% thu nhập giáo viên mầm non thấp hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác có cùng thời gian công tác. Do đó, Bộ GD&ĐT đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non.

Cụ thể: Nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%. Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200 nghìn giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.