Ngăn chặn lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền Blockchain: Công nghệ mới cho nền kinh tế số Bitcoin tăng­­­­ sốc trước thông tin Mỹ thúc đẩy nghiên cứu tiền điện tử

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP, kỳ vọng cao vào những công nghệ mới. Trong đó, Blockchain được đánh giá là ngành có tiềm năng, với dân số 100 triệu người.

Vừa qua, sự thành lập của Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng là dấu hiệu tốt cho tương lai Blockchain Việt Nam. Trong số 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain đầu ngành, có 5-7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.

Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hoá trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, mỗi năm, thị trường Blockchain tăng trưởng 50-60%/năm.

Kỳ vọng phát triển nhờ công nghệ Blockchain tại Việt Nam
Blockchain ở Việt Nam hiện đang được ứng dụng rất tốt vào ngành game.

Nhìn nhận về sự phát triển đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình cho rằng: "Tôi nghĩ Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á phát triển thị trường Blockchain, Metaverse (tương tác trên thế giới ảo) tiềm năng một cách rất hiệu quả, tạo ra một niềm đam mê trong việc phát triển dự án. Toàn bộ hệ thống tạo ra thị trường có nhiều hứa hẹn mà chúng ta có thể phát triển trong thời gian tới".

Đồng quan điểm, ông Changpeng Zhao - CEO Binance cho biết, những dự án Blockchain tại Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt. Khi Blockchain trở nên phổ biến, công nghệ này sẽ được mọi người đón nhận và các dự án Blockchain cũng sẽ được ứng dụng trên toàn cầu.

"Trong thời gian tới, tôi tin sẽ có nhiều dự án đi theo hướng có thể giúp hình thành một thị trường tiềm năng, phát triển. Ở đây tôi thấy tất cả dự án Blockchain Việt Nam đều hoạt động rất hiệu quả, có hiệu suất tốt. Tôi nghĩ Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng", CEO Binance nói.

Kỳ vọng phát triển nhờ công nghệ Blockchain tại Việt Nam
Chương trình ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Binance tạo ra cơ hội mới cho thị trường tài sản số tại nước ta.

Thấy được tiềm năng từ chương trình ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Binance, bà Đặng Kiều Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục GNH Education có chia sẻ: “Đây là một cơ hội mở cho thị trường tiền điện tử của nước nhà. Blockchain sẽ đem lại nhiều nguồn cảm hứng để giúp nền kinh tế phát triển; tạo thời cơ mới cho các nhà đầu tư trẻ ở Việt Nam”.

Để hiểu rõ hơn về lợi ích mà Blockchain đem lại, phóng viên đã trao đổi với ông Lê Nhật Linh - Tokenomics advisor tại dự án NEKOIN protocol. Ông Linh cho biết: “Về mặt pháp lý, việc Hiệp hội Blockchain Việt nam ra đời sẽ giúp cho nhiều dự án, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc gọi vốn.

Thay vì lên sàn chứng khoán hoặc huy động vốn ngoại thân, các dự án, doanh nghiệp sẽ sử dụng Token (quá trình biến mọi thứ thành tài sản kỹ thuật số) hóa hoặc NFT hóa (tài sản không thể thay thế - một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain)”.

Cũng theo ông Linh, ở các nước phát triển nhanh về Blockchain, người ta có thể dễ dàng thực hiện hoạt động trên. Tuy nhiên ở Việt Nam lại chưa làm được, vì hoạt động này chưa được xác nhận là một tài sản hợp pháp để tiến hành gọi vốn.

Bên cạnh Blockchain, Metaverse cũng được xem là một xu hướng của tương lai. Ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều các dự án nhiều triển vọng, trong đó phải kể đến The Parallel - dự án phục vụ Blockchain ngành Game.

Kỳ vọng phát triển nhờ công nghệ Blockchain tại Việt Nam
Ông Lê Phương - Giám đốc sản xuất dự án The Parallel.

Về triển vọng Blockchain, Giám đốc sản xuất dự án The Parallel Lê Phương cho hay: “Nằm trong định hướng quan tâm của Chính phủ đã được một thời gian, nhưng đây là lần đầu tiên, một cách chính thức Blockchain được đón nhận sự quan tâm của tất cả các bộ, ban, ngành.

Vấn đề này ủng hộ rất lớn về sự phát triển của các dự án Blockchain, về mặt truyền thông, triển khai sản phẩm… Nó cũng đặt ra thách thức, vì khi có khung pháp lý thì mọi quá trình triển khai phải liên quan đến tính pháp lý, bảo vệ cho người dùng là trên hết.

Một góc độ nào đó, các dự án Blockchain sẽ được coi các dự án ngang hàng, tạo ra sân chơi bình đẳng, là hàng rào tiêu chuẩn chung cho các dự án, hay các sản phẩm về Blockchain. Từ đó, các dự án sẽ không xuất hiện tình trạng phát triển sản phẩm tự phát, thiếu ý thức mà trú trọng vào trách nhiệm hơn”.