Sắp khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 Tới Mộc Châu Island check in cầu kính dài nhất thế giới Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút trên 90.000 lượt khách

Trong đạI dịch Covid-19, chuyển đổi số đã làm thay đổi các khái niệm du lịch truyền thống, cách tiếp cận và dẫn dắt nhu cầu du khách. Chuyển đổi số cũng tạo ra giá trị cho lĩnh vực du lịch bằng cách tăng lợi nhuận và chuyển đổi giá trị từ các công ty truyền thống sang các doanh nghiệp công nghệ số; góp phần đưa du lịch “vượt biên” ra thị trường toàn cầu cũng như đa dạng các sản phẩm và dịch vụ.

Ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng toàn cầu hóa nhất hiện nay cùng với tính chất “dịch vụ” luôn được tối ưu hóa trong những hoạt động kinh doanh, chính vì vậy, ngành này luôn thiếu nhân lực và mang đến những cơ hội việc làm hấp dẫn trên thị trường lao động.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, việc bắt kịp các xu hướng hiện đại của chuyển đổi số trong du lịch là rất quan trọng.

Tại Việt Nam, nền tảng số kinh doanh du lịch số là một trong 35 nền tảng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển và sử dụng trong “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” tại Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/2/2022.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đòi hỏi đội ngũ nhân lực ngành du lịch cũng phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu.

Nhiều tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch số
PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa: “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi ngành, mọi lĩnh vực, không chỉ trong ngành du lịch”.

Đi cùng sự phát triển, ngành du lịch cũng đang chuyển đổi phương thức tiếp cận và trải nghiệm cho du khách mang tính cá nhân hóa cao hơn thay vì những chuyến đi thông thường. Đây cũng được xem như một ngành nghệ thuật mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong các chuyến đi, lưu trú, thực phẩm, đồ uống và sự trải nghiệm.

Vì thế, việc sở hữu kiến thức và cơ hội nghề nghiệp ngành kinh doanh du lịch số chính là lợi thế mà bất kỳ sinh viên đam mê làm việc trong ngành này luôn muốn hướng đến.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh cho biết: “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi ngành, mọi lĩnh vực, không chỉ trong ngành du lịch. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực đáp ứng được cả chuyên môn du lịch và công nghệ còn đang rất thiếu.

Chính vì vậy, Trường Đại học Phenikaa chú trọng đầu tư vào ngành kinh doanh du lịch số với mong muốn đào tạo được một thế hệ sinh viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội”.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, không chỉ ngành du lịch, bất cứ ngành nào trong quá trình chuyển đổi số cũng đòi hỏi nhân sự có hiểu biết về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin không đơn giản là lập trình mà còn là sự hiểu biết và thiết kế hệ thống, quản lý cơ sở dữ liệu, từ đó đưa ra các yêu cầu phát triển ứng dụng, phần mềm phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp.

Do vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh du lịch số cũng có cơ hội nghề nghiệp rộng hơn. Việc tích lũy kiến thức, kỹ năng liên ngành trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết đối với người học. Vì lý do đó, kiến thức về công nghệ thông tin là năng lực cốt lõi mà sinh viên cần phải có khi theo học ngành kinh doanh du lịch số”.

Nhiều tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch số
Trường Đại học Phenikaa chú trọng đầu tư vào ngành kinh doanh du lịch số với mong muốn đào tạo được một thế hệ sinh viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội.

Cùng với đó, các công ty du lịch không ngừng thu thập và lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ, nắm bắt thông tin trong từng giai đoạn của hành trình du lịch. Nhờ việc sử dụng dữ liệu này, các công ty du lịch có cơ hội tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng các chương trình cá nhân hóa trải nghiệm dựa trên sở thích cá nhân và nâng cao thu nhập.

Ngành du lịch đã trải qua quá trình chuyển đổi số liên tục. Để bảo đảm sự ảnh hưởng tích cực và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thì ngành du lịch cần phải thích ứng với các xu hướng chuyển đổi số và làm quen với các xu hướng trong tương lai gần. Hơn nữa, phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung có tác động ngày càng nhiều đến việc ra quyết định của khách du lịch.

Do đó, các công cụ kỹ thuật số có thể dễ dàng giúp khách hàng luôn cập nhật, chia sẻ tin tức của công ty, quảng cáo các ưu đãi đặc biệt phục vụ nhu cầu thông tin điểm đến của mình.

Mọi thói quen, kỹ năng, hiểu biết đều có thể trau dồi, tích lũy được qua một quá trình chăm chỉ và không ngừng học hỏi. Nếu yêu thích ngành học mới này, các bạn trẻ hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu. Kinh doanh du lịch số hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị và cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai gần đối với các bạn trẻ.

“Nắm bắt được làn sóng đổi mới đó, là một trong những địa chỉ tiên phong đào tạo chuyên sâu về ngành học kinh doanh du lịch số, trường Đại học Phenikaa đã đẩy mạnh đầu tư các ứng dụng công nghệ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự liên kết liên ngành du lịch và các ngành công nghệ, kỹ thuật của trường.

Đồng thời, trường tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong ngành du lịch cũng như công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nhân lực phát triển”, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh nhấn mạnh.

Diệp Anh