Người phụ nữ nuôi giấc mơ làm chủ nông nghiệp hiện đại Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững Đan Phượng đẩy mạnh mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới

PV: Được biết, Hội Nông dân huyện Đan Phượng vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”. Vậy 30 năm qua, nông dân Đan Phượng đã “thi đua” như thế nào, thưa ông?

Ông Thiều Văn Son: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” bao giờ cũng gắn với những điển hình tiên tiến trong nhiều lĩnh vực. Đối với nông dân huyện Đan Phượng, đặc điểm chính là làm các mô hình kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân, đóng góp vào phát triển kinh tế của huyện, của Thành phố.

Nông dân huyện Đan Phượng: Hành trình 30 năm thi đua “làm giàu”
Ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng

Ngoài Bằng khen giai đoạn 30 năm (1992-2022) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, phong trào thi đua còn được thể hiện qua những danh hiệu mà cán bộ, hội viên nông dân Đan Phượng đạt được, đó là 105 cán bộ, hội viên đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của huyện Đan Phượng.

PV: Như ông vừa nói, những điển hình tiên tiến đặc thù của Hội Nông dân Đan Phượng chủ yếu là các mô hình kinh tế nông nghiệp. Ông có thể “điểm danh” các mô hình tiêu biểu?

Ông Thiều Văn Son: Trong 30 năm qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, người nông dân đã rất vất vả để vượt qua mọi khó khăn thách thức. Nhưng họ cũng thể hiện được quyết tâm không ngừng, trong đó nhiều mô hình điển hình và hiệu quả.

Ví dụ như 24 mô hình kinh tế tập thể điển hình: Mô hình trồng bưởi Tôm vàng tại xã Thượng Mỗ; trồng hoa ly tại xã Song Phượng, Hạ Mỗ, Hồng Hà; hoa Lan xã Thọ An; hoa Đồng tiền xã Đồng Tháp; hoa Đào xã Tân Lập, Thọ Xuân; chăn nuôi bò thịt, nuôi giun quế tại xã Thọ An, Đồng Tháp, bò sữa xã Phương Đình; trồng Rau hữu cơ công nghệ cao xã Đan Phượng, Thọ Xuân, Song Phượng;

Mô hình trồng nấm, mộc nhĩ xã Song Phượng, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Thọ Xuân; mô hình lúa - cá - vịt ở xã Tân Lập, Tân Hội; đưa cơ giới hóa vào sản xuất cải tạo đất hoang hóa tại xã Tân Hội, Hạ Mỗ; chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học xã Hồng Hà, Đan Phượng, Tân Lập; chăn nuôi xa khu dân cư xã Trung Châu, Phương Đình; thu gom phân loại rác thải tại nguồn làm phân bón hữu cơ xã Phương Đình, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Trung Châu;

Cánh đồng hạn chế không đốt rơm rạ xã Thọ Xuân, Phương Đình, Thọ An, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Liên Hồng, Hồng Hà, Liên Hà, Tân Lập, Tân Hội; mô hình chuyển đổi cây trồng xã Thọ Xuân; phát triển nghề mộc dân dụng xã Liên Hà, Liên Trung, Liên Hồng; trồng trên 2.370 cây xanh, gắn 17 biển hàng cây nông dân; 5 tuyến đường hoa, đê kiểu mẫu nhân nhân dịp kỷ niêm các ngày sự kiện của đất nước.

Tại Hội nghị điển hình tiên tiến năm 2014, 2020, 2021, 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân, tôn vinh cho 5 nông dân Thủ đô xuất sắc.

Nông dân huyện Đan Phượng: Hành trình 30 năm thi đua “làm giàu”
Nông dân huyện Đan Phượng phát huy nhiều mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu

PV: Công tác phát hiện, khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt được Hội thực hiện nhưng thế nào? Thưa ông?

Ông Thiều Văn Son: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tố chức chỉ đạo các phong trào thi đua. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến được thực hiện từ cơ sở và chỉ đạo thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến.

Ngoài ra, Hội tổ chức tuyên truyền 564 buổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa đài truyền thanh của xã; 2.894 lượt bài trên facebook, zalo của Hội; 428 buổi tuyên truyền lưu động; việc tuyên truyền, vận động hội viên có trọng tâm, trọng điểm.

Hội Nông dân huyện đã triển khai thực hiện kế hoạch của Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về việc “Triển khai cuộc thi viết gương điển hình tiên tiến, người tốt việt tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2022”.

Một số gương điển hình tiêu biểu của đơn vị trong phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” giai đoạn 1992-2022 đó là những gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, bám sát các tiêu chí chất lượng, quy mô, hiệu quả sản xuất.

Đó là ông Nguyễn Tuấn Ngại, người tốt việc tốt về lĩnh vực công tác Hội và phong trào nông dân. Ông Nguyễn Tứ Hùng xã Tân Lập ủng hộ gần 2 tỷ đồng xây dựng cải tạo ao môi trường và đường giao thông nông thôn được công nhận công dân thủ đô ưu tú. Bà Đặng Thị Cuối xã Đan Phượng là Giám đốc Hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý với tổng diện tích 5.3 ha đã điều hành mô hình kinh tế tập thể cho thu nhập sau khi đã trừ chi phí hàng năm đạt từ 1,2 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động có thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Hữu Hợi xã Đan Phượng với mô hình trồng nho Hạ đen, đào, quất với diện tích 5 ha. Thu nhập hàng năm sau khi đã trừ chi phí 1,1 đến 1,2 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 12-15 lao động. Ông Trần Văn Thắng xã Thọ An chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản với tổng thu nhập 65 tỷ/năm, tạo việc làm cho 20 lao động. Ông Trần Văn Bảy xã Thọ Xuân mô hình rau hữu cơ 2,8 ha với tổng thu nhập hàng năm trừ chi phí 1,1 tỷ tạo việc làm cho 15 lao động. Ông Nguyễn Văn Long xã Hồng Hà với sản phẩm rượi truyền thống “Long trường tửu” với tổng thu nhập 700 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” do Thành phố phát động, trong 30 năm (1992-2022), Hội nông dân huyện Đan Phượng đã tích cực đăng ký thi đua, phát động và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.

PV: Xin cảm ơn ông.

Bảo Thoa (thực hiện)

(Ảnh do Hội Nông dân huyện Đan Phượng cung cấp)