Tỉnh Quảng Nam góp ý quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030 Quảng Nam trình Chính phủ đề án thành lập 5 phường và 1 thị trấn

Theo tờ trình của UBND thị xã Điện Bàn, phạm vi lập quy hoạch đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2030 và năm 2045 là diện tích toàn thị xã với 21.632 ha.

Ranh giới có phía Tây giáp huyện Đại Lộc; phía Đông giáp biển Đông; phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng (huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn); phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An.

Đồ án quy hoạch Điện Bàn là đô thị trung tâm động lực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và chuỗi động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung; gắn kết với trung tâm du lịch sinh thái biển miền trung với thành phố Đà Nẵng và khu đô thị cổ Hội An.

Điện Bàn là đô thị sinh thái hiện đại, có không gian đặc thù vùng ven biển, ven sông, phát triển xanh và bền vũng; là trung tâm phát triển công nghiệp, nghiên cứu và phát triển dịch vụ, thương mại, văn hóa và du lịch phía Bắc Quảng Nam, có tiềm năng để phát triển tài chính, nguồn nhân lực kết nối với các trung tâm giáo dục – đào tạo bậc cao của Đà Nẵng, nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao.

Quảng Nam: Trình phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị xã Điện Bàn
Một góc thị xã Điện Bàn. (Ảnh: Văn Luận)

Theo tờ trình, vùng nội thị gồm 12 phường: Phường Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện An, Điện Minh, Điện Phương, Vĩnh Điện.

Còn vùng ngoại thị bao gồm 8 xã: Điện Tiến, Điện Thọ, Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Phước, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong.

Theo tờ trình, Điện Bàn có 7 đô thị. Thứ nhất là đô thị du lịch biển, trung tâm tại khu vực cầu Bãi Rồng. Tại đây có khu hỗn hợp dịch vụ Điện Dương với điểm đầu của trục đường Đông Tây nối từ Quảng trường Biển đến khu đô thị Phong Thử. Trung trâm đô thị bố trí điểm nhấn là cụm nhà cao tầng, là trung tâm thương mại dịch vụ du lịch biển Bắc Quảng Nam.

Thứ hai là đô thị Điện Nam Điện Ngọc gồm 2 trung tâm. Cụ thể, một nằm trên tuyến ĐT603 kéo dài đến trục chính đô thị, hai nằm trên tuyến ĐH8 mới.

Thứ ba là đô thị Tây 607 có trung tâm nằm tại khu vực tuyến ĐT 603 từ sông Vĩnh Điện đến ĐT 607.

Thứ tư là đô thị Điện Thắng. Trung tâm tại khu vực từ ĐH5 đến ĐH 7 và công viên ven sông Vĩnh Điện. Công viên ven sông Vĩnh Điện là nơi lưu giữ các hoạt động văn hoá gắn với sông Vĩnh Điện, là công viên văn hoá vùng Bắc Quảng Nam.

Thứ năm là đô thị Phương An. Trung tâm là thành Vĩnh Điện, khu đô thị Phương An là trung tâm chính trị văn hóa, xã hội của Điện Bàn. Đây còn là nơi tập trung các công trình cơ sở hạ tầng xã hội cho trung tâm Bắc Quảng Nam.

Thứ sáu là đô thị Nam Phương. Trung tâm giữa khu vực ĐT 608 và điểm cuối tuyến đường ven sông Thu Bồn.

Cuối cùng vùng ngoại thị là khu đô thị Phong Thử. Trung tâm tại khu vực nút giao đường cao tốc giới hạn từ Tây đường Sắt đến Đông đường ĐT 605.

Đáng chú ý, thị xã Điện Bàn quy hoạch có có 4 công viên chuyên đề phục vụ vùng Bắc Quảng Nam, gồm: Công viên chuyên đề phía Đông sông Cổ Cò thuộc đô thị ven biển quy mô 44,72 ha; Công viên chuyên đề sông Vĩnh Điện khu vực Giếng Trời, thuộc đô thị Điện Thắng quy mô 140,40 ha; Công viên chuyên đề dọc trục ĐT 608 thuộc đô thị Nam Phương quy mô 53,58 ha; Công viên chuyên đề khu vực đồi Bồ Bồ quy mô 277, 64 ha.