Lên phương án khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên Thầy giáo khởi nghiệp với máy sấy "vạn năng" Kinh tế TP.HCM có nhiều điểm sáng nhưng chưa phục hồi mạnh mẽ Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch tuyển dụng hàng ngàn vị trí việc làm

Đây là chỉ đạo của UBND TP.HCM tại văn bản 2701 về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024 – 2025. Ngoài ra UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở GD&ĐT và UBND các quận huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện niêm yết công khai thông tin về các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm (nếu có).

TP.HCM: Quyết tâm không để xảy ra “lạm thu” đầu năm học
TP.HCM quyết tâm không để "lạm thu" đầu năm học 2024 - 2025. (Ảnh minh họa: Minh Tuấn).

Trước đó ngày 13/5/2024, Bộ GD&ĐT có văn bản số 2179 gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành, các Sở GD&ĐT về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD&ĐT năm học 2024 – 2025.

Theo đó, đối với học phí năm học 2024 - 2025, Bộ GD&ĐT đề nghị, thực hiện mức học phí theo Nghị định số 97 ngày 31/12/2023 của Chính phủ. Đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục, ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương theo Nghị định số 24 ngày 23/3/2021 của Chính phủ.

Việc thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí được quy định tại Nghị định số 81 ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó quy định từ năm học 2024 - 2025, đối tượng trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí (được hưởng từ ngày 1/9/2024).

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các Sở GD&ĐT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127 ngày 21/8/2018 của Chính phủ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.

Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các Sở GD&ĐT thực hiện theo Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024) quy định sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá và Bộ GD&ĐT định giá tối đa. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024. Từ nay đến thời điểm trước ngày 1/7/2024, việc quản lý giá sách giáo khoa tiếp tục thực hiện Theo Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành có liên quan, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn đảm bảo công khai, minh bạch.