TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội” TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô. Sự kiện là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024; hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đồng thời, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về ATVSLĐ và pháp luật lao động.

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Các đại biểu dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Đoàn viên, người lao động tham gia Đối thoại - Giao lưu trực tuyến.

Tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách, bảo hiểm xã hội gồm: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh; bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc BHXH huyện Đông Anh.

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực Tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Thanh Học - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Phương - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; đại diện các ban LĐLĐ Thành phố; ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Đặc biệt, tham dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến có hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

8h30: Đồng chí Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Giao lưu - Đối thoại trực tuyến

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, đồng chí Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Truyền thông chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí, là hoạt động thường xuyên của Báo Lao động Thủ đô.

Năm nay là năm thứ 11 Báo Lao động Thủ đô tổ chức chuỗi sự kiện đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách, một mặt nhằm hỗ trợ công nhân, người lao động tiếp cận tốt nhất đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước; mặt khác cũng góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô, đất nước.

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Đồng chí Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.

Theo đồng chí Đinh Tuấn Anh, trong những năm gần đây, hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về lao động của nước ta tiếp tục được hoàn thiện; các tiêu chuẩn về lao động cơ bản được bảo đảm, nhất là về vệ sinh, an toàn. Tuy nhiên, chúng ta đang sống và làm việc trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số, tự động hóa ngày càng sâu rộng... làm gia tăng sức ép về lao động, tác động trực tiếp đến người lao động, công nhân.

Trong khi đó, điều kiện làm việc ở nhiều cơ sở còn hạn chế, tình trạng nhà xưởng chật hẹp, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, dễ xảy ra tai nạn lao động; môi trường làm việc độc hại, bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, ánh sáng, hóa chất… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân; tình hình tai nạn lao động vẫn xảy ra.

Đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vốn là một lĩnh vực đặc thù, với nhiều hoạt động sản xuất không chỉ trên những cánh đồng, nông trại mà còn cả trong các nhà máy, những công trình… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cao thì việc cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật lao động nói chung, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động nói riêng luôn là vấn đề thời sự, thiết thực với người lao động.

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Đoàn viên, người lao động tham gia Đối thoại - Giao lưu trực tuyến.

Chính vì thế, buổi Giao lưu - Đối thoại được tổ chức với chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, tập trung vào các chế độ, chính sách về lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.

“Ban tổ chức mong muốn các đoàn viên, người lao động và cả người sử dụng lao động mạnh dạn chia sẻ các vấn đề, băn khoăn của mình, đặt các câu hỏi đối với các chuyên gia. Các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội của chúng tôi… sẽ giải đáp, tư vấn, cung cấp thông tin nhằm giúp anh chị chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, kịp thời ứng phó, thích ứng, giải quyết các khó khăn, thách thức, rủi ro, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như sự an toàn trong lao động sản xuất của mình”, Phó Tổng Biên tập Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh.

8h40: Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề “Tìm hiểu về An toàn vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu nhấn mạnh: Thực tế cho thấy, hiện nhu cầu tìm hiểu kiến thức về pháp luật lao động, chế độ Bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương và những vấn đề liên quan đến An toàn, vệ sinh lao động của người lao động ngày càng cao.

Chính vì vậy, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật cho người lao động. Đây cũng là cách tốt nhất để người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.

Với chủ đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động” mà Ban Tổ chức lựa chọn là rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn những nội dung liên quan đến pháp luật lao động, An toàn, vệ sinh lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn, tại chương trình Đối thoại - giao lưu trực tuyến, cũng như trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi có những thắc mắc, câu hỏi liên quan đến quyền lợi, hay gặp những khó khăn trong công việc, cuộc sống, đoàn viên, người lao động hãy mạnh dạn chia sẻ. Để tổ chức Công đoàn có thể đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.

Cũng tại chương trình, đồng chí Nguyễn Chính Hữu đã biểu dương Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các Công đoàn cấp trên cơ sở nói chung đã tích cực phối hợp với Báo Lao động Thủ đô tổ chức hiệu quả hoạt động giao lưu trực tuyến trong thời gian vừa qua.

Đồng thời, lãnh đạo LĐLĐ Thành phố cũng đề nghị sau chương trình này, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục có các giải pháp sáng tạo để tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức pháp luật về lao động, các chế độ chính sách và những vấn đề thiết thực gắn với đời sống, việc làm mà người lao động quan tâm đến với đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia tham gia Đối thoại - Giao lưu trực tuyến.

8h55: Các chuyên gia trả lời câu hỏi, vướng mắc về chính sách của đoàn viên, CNVCLĐ

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Các chuyên gia trả lời câu hỏi, vướng mắc về chính sách của đoàn viên, CNVCLĐ.

Chị Nguyễn Thị Hậu - Công ty cổ phần sông Tích hỏi: Trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, công ty sẽ có biện pháp xử lý và hỗ trợ người lao động như thế nào và quy trình thông báo sự cố đến bộ phận quản lý an toàn lao động diễn ra như thế nào?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng, ban hành kế hoạch về xử lý sự cố và ứng phó với tình huống nguy hiểm khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc, trong đó đã xác định rõ quy trình, trách nhiệm xử lý sự cố tai nạn lao động. Đối với người sử dụng lao động, khi có sự cố xảy ra thì trách nhiệm của người lao động là phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy thiết bị vật tư có nguy cơ tai nạn lao động, không được bắt buộc người lao động phải tiếp tục làm làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, biện pháp khắc phục xử lý đã được quy định tại kế hoạch xử lý.

Nếu sự cố tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải huy động nhân lực ứng phó kịp thời; nếu sự cố gây mất an toàn tại đơn vị, doanh nghiệp phạm vi ảnh hưởng tới địa phương thì chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý và nếu vượt quá tầm xử lý của địa phương và doanh nghiệp thì phải báo cáo lên cấp trên để có chỉ đạo xử lý, ứng phó kịp thời.


Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Công ty Công trình Thủy lợi Sông Nhuệ hỏi: Xin chuyên gia cho biết, người lao động ở những ngành nghề nào thì được hưởng phụ cấp độc hại?

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết đặt câu hỏi

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Hiện nay, theo Thông tư 11 đã có 1.883 nghề thuộc danh mục nặng nhọc độc hại và nguy hiểm (thuộc loại 4, loại 5, loại 6). Có Thông tư 19 bổ sung thêm ngành nghề thuộc ngành xây lắp, ngành y tế.

Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động.

Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.

Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định về tiền lương, người làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc độc hại thì phụ cấp được tăng thêm 5% so với những người làm việc trong điều kiện bình thường.

Nếu người lao động làm những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH ban hành (tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 01/3/2021) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.


Chị Nguyễn Thị Phương, Công ty Công trình Thủy lợi Hà Nội hỏi: Công việc chúng tôi đang làm là vận hành máy bơm điện, duy tu, duy trì bảo vệ công trình thuỷ lợi. Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá ngày một cao, các dịch vụ làng nghề, khu công nghiệp mọc lên, hiện tượng xả thải ra công trình thuỷ lợi, ô nhiễm môi trường làm việc của chúng tôi đang rất nặng nề. Về chính sách bảo hộ lao động, Công ty đã đầu tư quần áo bảo hộ, ủng, găng tay, chuẩn bị đầy đủ cho người lao động. Tôi muốn hỏi, ngoài Công ty cấp phát ra chúng tôi có được hưởng chế độ phụ cấp cho người lao động do xả thải, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn của máy không? Nếu được thì cần thủ tục gì?

Chị Đỗ Thị Hiền, Công ty Phát triển Thủy Lợi Hà Nội hỏi: Hiện tôi thấy thẻ BHYT không ghi hạn thẻ đến ngày bao nhiêu mà chỉ ghi ngày bắt đầu, như vậy thì người sử dụng thẻ không biết để gia hạn thẻ. Vậy người lao động muốn biết hết hạn thẻ thì tra ở đâu?


Giao lưu - Đối thoại trực tuyến đang được truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử (laodongthudo.vn) và các ấn phẩm phụ laodongvaphapluat.laodongthudo.vn và lamgiau.laodongthudo.vn - nhấn F5 để cập nhật (xem trực tuyến hình ảnh tại đây).