TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ chính sách mới về tiền lương và An toàn lao động

Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Chính sách mới liên quan đến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội”, thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tham gia.

Tham gia giải đáp câu hỏi của đoàn viên, người lao động có các chuyên gia: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hộiĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Đại biểu tham dự buổi Đối thoại.

Đến dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về phía Tổng LĐLĐ Việt Nam có bà Huỳnh Hải Vân - Chuyên viên cao cấp Ban Nữ công.

Về phía Thành phố có các đại biểu: Ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Quảng cảnh buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Về phía đơn vị tổ chức có các đại biểu: Bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng.

8h30: Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động, khi tổ chức mỗi buổi giao lưu trực tuyến, Ban tổ chức luôn chú trọng lựa chọn các chủ đề liên quan thiết thực đến đời sống, việc làm của người lao động. Trong đó, các chế độ, chính sách về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là những vấn đề được người lao động hết sức quan tâm. Thực tế, các chế độ, chính sách này lại thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi đối thoại.

Điển hình như Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 với nhiều điều chỉnh liên quan đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với nhiều đề xuất mới từ cơ quan soạn thảo cũng đang được đưa ra lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung. Và, mới đây nhất, ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (thay thế Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 kể từ ngày 01/7/2023), trong đó quy định sẽ tăng lương cơ sở từ mức 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.

“Với những sự thay đổi đó, nếu doanh nghiệp không được cập nhật kịp thời sẽ gặp khó khăn khi triển khai thực hiện chính sách, còn người lao động nếu không tìm hiểu rõ về kiến thức pháp luật rất có thể sẽ bị thiệt thòi về quyền, lợi. Từ những lý do trên nên chúng tôi đã lựa chọn chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là: “Chính sách mới liên quan đến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội”.

Đồng hành với chúng tôi trong buổi giao lưu hôm nay, có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tôi mong muốn các đoàn viên, người lao động sẽ không bỏ lỡ cơ hội quý, mạnh dạn đặt những câu hỏi trực tiếp nếu đang ở hội trường và trực tuyến nếu ở xa để được các chuyên gia giải đáp, tư vấn hữu ích”, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

8h35: Phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Đây là một trong những hoạt động thiết thực trong “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2023. Bên cạnh các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, thời gian qua, LĐLĐ quận đặc biệt quan tâm đến công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động nhằm khơi dậy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân nỗ lực vượt khó vươn lên, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; không ngừng sáng tạo, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quận Hai Bà Trưng ngày càng phát triển.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Kim Dung phát biểu tại buổi Đối thoại.

Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng, hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA), đang đặt ra cho Việt Nam, Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, các yếu tố đầu vào tăng, dịch bệnh diễn biến phức tạp vẫn đang là nỗi lo tiềm ẩn.

Thực hiện chức năng bẩm sinh của tổ chức Công đoàn, LĐLĐ quận đã chủ động tham mưu với Quận ủy, phối hợp với UBND quận, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp đông đảo đoàn viên, người lao động. Từ đó khẳng định rõ nét hơn vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của của đoàn viên Công đoàn và người lao động.

“Để làm được điều đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động là rất cần thiết, để người lao động thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, tự bảo vệ mình và thực hiện tốt pháp luật lao động tại đơn vị, doanh nghiệp, góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng với người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”, Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhấn mạnh.

Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng cũng đề nghị đại diện các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp đặt các câu hỏi cụ thể về lĩnh vực pháp luật lao động, quan hệ lao động, các chế độ chính sách, BHXH, BHYT, BHTN, An toàn vệ sinh lao động và những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tại cơ sở để các chuyên gia có kinh nghiệm, giải đáp, tháo gỡ kịp thời.

8h40: Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đánh giá cao mục đích, ý nghĩa của buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phối hợp tổ chức.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại.

“Nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp luật, nhất là các chế độ chính sách mới liên quan đến lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động ngày càng cao. Tổ chức Công đoàn cũng đã và đang chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về những nội dung này để giúp đoàn viên, người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

Với những lý do như vậy, tôi cho rằng chủ đề “Chính sách mới liên quan đến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội” mà Ban tổ chức lựa chọn là rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội để đảm bảo được quyền lợi của mình”, ông Nguyễn Chính Hữu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu đề nghị các đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiên thức lý luận, thực tiễn, chuyên môn để trang bị đầy đủ thông tin tới đoàn viên công đoàn và người lao động.

Đồng chí cũng đề nghị sau chương trình này, Báo Lao động Thủ đô tiếp tục tổ chức thêm nhiều cuộc giao lưu trực tuyến để tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức pháp luật về Lao động, các chế độ chính sách và những vấn đề thiết thực gắn với đời sống, việc làm mà người lao động quan tâm đến với đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

8h50: Các chuyên gia bắt đầu giải đáp câu hỏi, thắc mắc của đoàn viên, người lao động

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia.

Chị Nguyễn Thu Thủy, Công ty TNHH KFC hỏi Việt Nam hỏi:

1, Ngay từ ban đầu nhân viên ký hợp đồng làm việc từ 13 ngày trở xuống, không đủ điều kiện ngày làm việc tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội, vậy đơn vị có bắt buộc phải thực hiện báo tăng, báo giảm người lao động hay không? phát sinh 4,5% bảo hiểm y tế, phần này sẽ do ai chịu?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Cái này doanh nghiệp cần xem lại, nếu hợp đồng 1 tháng trở lên, nhưng doanh nghiệp bạn quy định họ chỉ phải làm việc 13 ngày/ 22 ngày tức là đủ ngày công rồi thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Điều này khác với việc hợp đồng 1 tháng có 22 ngày nhưng người lao động chỉ tham gia có 13 ngày - chưa đủ ngày công để đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội, 2 điều này là hoàn toàn khác nhau.

2, Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động gồm: Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong một năm. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu nhân viên ký hợp đồng lao động làm việc từ 13 ngày trở xuống, vậy những ngày còn lại trong tháng không làm việc để cộng ngày nghỉ không lương vào căn cứ tính công cho ngày phép năm hay không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Các chuyên gia tham dự giải đáp tại buổi Đối thoại.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Đối với câu hỏi về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ năm của lao động, trong Bộ luật Lao động đã nêu rất rõ, nếu người lao động ký hợp đồng lao động đủ 12 tháng thì mỗi năm trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày phép. Còn việc bố trí làm việc 13 ngày, 15 ngày, 17 ngày đó là thời gian làm việc trong tháng, không liên quan đến ngày nghỉ phép năm. Nếu lao động làm việc không đủ 12 tháng thì dựa trên tháng làm việc để tính ngày nghỉ phép tương ứng, ví dụ 3 tháng nghỉ 3 ngày.

3, Đơn vị có điều chỉnh tăng lương cho NLĐ, vậy mỗi lần điều chỉnh có cần thực hiện lại việc đăng ký thang bảng lương hay không?

Trong thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ Luật lao động hay không?

Phụ cấp thể thao có được tính vào mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc hay không? (khoản phụ cấp thể thao được quy định tại quy định nội bộ của Công ty, định mức tính theo tháng cho từng vị trí, người lao động thanh toán trực tiếp với trung tâm thể thao cho từng tháng phát sinh (sẽ có tháng có và tháng không có), Công ty ghi nhận theo biên lai/ hóa đơn của trung tâm thể thao và chi khoản phụ cấp thể thao này trong bảng lương cùng các khoản lương và phụ cấp/ hỗ trợ khác cho người lao động. )

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Quy định thử việc có 2 hình thức, một là ký hợp đồng thử việc riêng; hai là ký thời gian thử việc được ghi trong hợp đồng. Nếu ghi trong hợp đồng lao động thì sau khi đủ điều kiện làm việc được đóng bảo hiểm xã hội. Với thời gian thử việc riêng thì không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm. Đương nhiên, chế độ chi trả lương sẽ theo quy định của Công ty.

Riêng về phụ cấp, với vấn đề này sẽ có quy chế riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, trong quy chế công ty, người lao động hoạt động bao nhiêu năm được tăng lương thì cần ghi rõ. Trong phụ cấp, các thỏa thuận khác cũng cần ghi cụ thế trong hợp đồng lao động của công ty.

Về vấn đề tăng lương như chị hỏi, điều này đã thể hiện trong thang bảng lương rồi. Vì vậy với vấn đề này không phải xây dựng lại. Nếu chúng ta thấy bất cập thì cần làm lại quy trình. Phối hợp cùng Công đoàn và tiến hành niêm yết lại trong vòng 15 ngày để người lao động rõ.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

Về vấn đề phụ cấp thể thao như chị hỏi, phụ cấp thể thao có được tính vào mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc hay không? Theo quy định, phụ cấp này không cần đóng Bảo hiểm xã hội.


Chị Phạm Thu Thủy - Công ty Fujita hỏi:

1, Liên quan đến trợ cấp thôi việc (TCTV) cho người lao động, để giảm số tiền trả TCTV cho NLĐ khi người lao động nghỉ việc (trường hợp người lao động đáp ứng đủ điều kiện nhận TCTV), công ty muốn đóng BHXH cho người lao động trong thời gian thử việc. Hiện tại công ty chỉ ký thư mời làm việc với người lao động trong 2 tháng thử việc. Nội dung của thư mời có ghi rõ điều kiện làm việc, thời gian thử việc, quyền lợi, lương và trợ cấp, các khoản tiền công ty phải đóng cho người lao động trong thời gian thử việc. Vậy trường hợp công ty muốn đóng BHXH cho người lao động trong thời gian thử việc và đề cập điều khoản đóng BHXH cho người lao động trong thư mời làm việc này có được không và có hiệu lực hay không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chị Phạm Thu Thủy Công ty Fujita.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bộ luật Lao động và Nghị định 145 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp, từ năm 2019 đến giờ sẽ không được tính thời gian trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên lại căn cứ vào thời gian làm việc chứ không phải thời gian tham gia BHXH. Kể cả không tham gia BHXH nhưng đã làm việc cho người sử dụng lao động trong thời gian bao nhiêu tháng thì thời gian đó được tính là trợ cấp thôi việc. Tính theo Hợp đồng lao động, ký bao nhiêu hợp đồng lao động thì cộng thời gian làm việc của bấy nhiêu hợp đồng.

2, Luật có yêu cầu Công đoàn và Công ty ký kết các Thỏa ước lao động tập thể hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải ký nhưng có ràng buộc đó là doanh nghiệp và Công đoàn hàng năm phải tổ chức thương lượng, nếu thương lượng thành thì các nội dung đó phải ký kết bằng Thoả ước Lao động tập thể.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Đoàn viên, người lao động theo dõi nội dung cuộc Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

3, Luật Lao động quy định làm thêm không quá 200 giờ/năm, chúng tôi là công ty xây dựng áp dụng quy định làm thêm không quá 200 giờ/năm, nhưng có những thời điểm bắt buộc người lao động phải làm thêm giờ, vậy chúng tôi có thể làm văn bản giải trình gửi lên Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội xin được tăng quy định làm thêm giờ hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Luật Lao động quy định rất rõ, năm 2023 hỗ trợ doanh nghiệp phòng chống Covid người lao động được làm việc tất cả 300 giờ/năm, đối với tất cả các lĩnh vực, hết 2023 quay lại áp dụng quy định không quá 200 giờ. Ngành nghề xây dựng không nằm trong đối tượng xin làm thêm 300 giờ do đó không thể gửi lên Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội để xin phép áp dụng làm thêm 300 giờ/năm.


Chị Phạm Thị Phượng (Trường THCS Hà Huy Tập) hỏi:

Người dưới 15 tuổi có thể tham gia lao động hay không? Những người sử dụng lao động dưới 15 tuổi phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo Luật Lao động quy định, lao động 15 tuổi thuộc trường hợp đặc thù, được phép tham gia giao kết lao động, tuy nhiên phảo đảm bảo một số điều kiện. Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và có người giám hộ hợp pháp của người người lao động cùng tham gia ký kết. Chủ sử dụng lao động phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi và lao động chỉ được làm một số công việc theo quy định.


Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Ngô Quyền hỏi:

Em gái tôi học sư phạm sắp ra trường, tôi xin hỏi các chuyên gia, khi em tôi đi xin việc thì cần chú ý điều gì trong hợp đồng đồng lao động? Chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội của em gái tôi được hưởng thế nào, nếu em tôi làm việc từ 5 - 7 năm tại trường mà chưa được công chức thì mưc lương có được thay đổi không hay vẫn giữ nguyên như ban đầu?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Đối với sinh viên sư phạm khi ra trường thì trong bằng cấp phải thể hiện đúng chuyên môn đã được đào tạo, ví dụ như chuyên môn cử nhân khoa học hay là chuyên môn sư phạm và khi ứng tuyển thì phải ứng tuyển đúng với yêu cầu vị trí việc làm phù hợp, nếu được đào tạo về sư phạm thì sẽ ứng tuyển vị trí giáo viên, nếu là cử nhân khoa học mà ứng tuyển vị trí giáo viên thì phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đối với mức lương của giáo viên hợp đồng thì sẽ được áp dụng đúng với chức danh nghề nghiệp của giáo viên đó, nếu giáo viên hợp đồng tại trường tự chủ chi thường xuyên mà vị trí hợp đống đó nằm trong số lượng giáo viên mà nhà trường cần thì sẽ được áp dụng các chế độ như viên chức, tức là có nâng lương, khen thưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ, được quy hoạch làm viên chức lãnh đạo. Sau thời gian làm việc, nếu giáo viên hợp đồng này đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thì quyết định bổ nhiệm cũng chính là quyết định tiếp nhận công chức luôn.


Anh Phùng Chí Hiếu - Chủ tịch Công đoàn Ban Quản lý chợ Hôm Đức Viên hỏi:

Tôi có người thân làm việc làm việc tại một công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng. Sau đó, người nhà tôi có làm đơn xin nghỉ việc trước thời hạn, Trưởng phòng nhân sự đã đồng ý miệng. Và người nhà tôi đã nghỉ việc sau khi nộp đơn 1 tuần nhưng sau đó Giám đốc Công ty gọi người nhà tôi tới nói rằng Trưởng phòng nhân sự không có quyền cho người nhà tôi nghỉ việc và buộc người nhà tôi phải bồi thường do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Xin các chuyên gia tư vấn cho tôi hỏi yêu cầu bồi thường của Công ty có đúng không và người nhà tôi sẽ phải bồi thường bao nhiêu?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội
Anh Phùng Chí Hiếu - Chủ tịch Công đoàn Ban Quản lý chợ Hôm Đức Viên.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Điều mới trong Bộ luật Lao động năm 2019 là người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nói cách khác, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và báo trước trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên về trường hợp này, phải xem xét lại nội quy lao động và quy chế Công ty. Nếu mình ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì phải báo với người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền cho trưởng phòng hành chính nhân sự hoặc ai đó thì mình báo cho người được ủy quyền.

Nếu người thân của anh chấm dứt hợp đồng lao động mà báo sai người thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu có sự tranh chấp xảy ra, anh hoàn toàn có quyền đưa ra tòa để giải quyết.


Anh Đặng Thanh Tú - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương hỏi:

1, Xin hỏi các chuyên gia, đối với bộ phận hành chính trực điện nước tại bệnh viện thì tính phụ cấp làm thêm giờ như thế nào? Có tính như nhân viên y tế không?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

Đối với phụ cấp các nhân viên không trực tiếp phục vụ người bệnh, trước đó có Nghị định 56, từ 1/1/2022 - 31/12/2023 áp dụng thêm Nghị định 05, trong đó không quy định đối với những đối tượng làm gián tiếp, như vậy không được hưởng phụ cấp 100% đối với những người làm các công việc tại bệnh viện như chị đã trao đổi.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên và người lao động đối thoại, giao lưu về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi của Ban Tổ chức.

Nếu những hợp đồng đang thực hiện nhũng công việc như lao công, bảo vệ, trông xe ngày trước ký Hợp đồng 68, hiện nay theo Nghị định 111 quy định những công việc đó sẽ thực hiện ký hợp đồng dịch vụ, những địa phương, đơn vị không có điều kiện ký hợp đồng dịch vụ mới thực hiện ký hợp đồng với người lao động.

2, Đối với lao động làm việc theo Hợp đồng 68 khi chuyển sang Nghị định 111 sẽ ký như thế nào? Hợp đồng lao động chuyên môn thì ký trong bao nhiêu tháng?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

Theo Nghị định 111 những người lao động đang làm theo Hợp đồng 68 nếu đơn vị sử dụng vẫn có nguyện vọng sử dụng họ và lý do chưa thực hiện ký hợp đồng dịch vụ được thì chuyển Hợp đồng 68 sang Hợp đồng 111 theo quy định tại Thông tư 05 Bộ Nội vụ ban hành năm 2023. Thời gian hợp đồng là khoảng thời gian đơn vị tự xác định chứ không quy định là mấy tháng.

Đối với hợp đồng chuyên môn có 2 nhóm: Đơn vị đã được giao biên chế viên chức nhưng chưa tổ chức được đợt tuyển dụng, hợp đồng cần ký để bổ sung cho số viên chức thiếu theo quy định là Hợp đồng dưới 12 tháng, nếu đang thực hiện tinh giản biên chế người lao động còn thiếu so với định mức Bộ Y tế quy định với số được giao thì được áp dụng ký hợp đồng chuyên môn theo khoản 3 Điều 9, Nghị định 111.


Chị Phan Thị Hà - Công ty cổ phần tập đoàn Thành Quang hỏi:

1, Doanh nghiệp tôi trong lĩnh vực kinh doanh, hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tình hình chung nên việc nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động tuy đã cố gắng nộp đều nhưng chưa đầy đủ dẫn đến việc có những nhân sự khi nghỉ việc mà chưa chốt được sổ bảo hiểm xã hội, và không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tôi xin các chuyên gia tư vấn là doanh nghiệp cần làm gì để có thể giãn bớt áp lực kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cho người lao động khi nghỉ việc?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

Trường hợp doanh nghiệp khó khăn, nợ đọng bảo hiểm xã hội không thể giải quyết được quyền lợi cho nhiều người lao động thì Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã hướng dấn 595 hướng dẫn doanh nghiệp có thể tách đóng riêng cho một cá nhân, doanh nghiệp có thể làm công văn sang cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị tách đóng cộng với tiền lãi và chốt sổ thì giải quyết quyền lợi thất nghiệp cho người lao động bình thường. Nhưng trường hợp tách đóng như là người về hưu, người thôi việc nếu không tách đóng thì doanh nghiệp sẽ là vi phạm quyền lợi của người lao động.

2, Trong công ty có nhân sự ký hợp đồng vô thời hạn nhưng Công ty lại muốn chấm dứt hợp đồng lao động giữa chừng, mà người lao động vẫn muốn làm việc, thì Công ty có thể chấm dứt hợp đồng lao động với hợp đồng lao động vô thời hạn được không, như thế có vi phạm quy định của pháp luật không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong 7 trường hợp, trong đó có việc người lao động thường thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng muốn xác định căn cứ người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ thì trước đó doanh nghệp phải xây dựng quy chế tiêu chí đánh giá hoàn thành, đưa vào nội quy lao động còn nếu doanh nghiệp chưa xây dựng được quy chế này thì không đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được.

Những trường hợp đơn phương khác là người lao động bị ốm, bệnh nghỉ việc lâu ngày; doanh nghiệp sắp xếp lại công nghệ, di chuyển địa điểm sản xuất nhưng trường hợp này thì doanh nghiệp phải xây dựng được phương án, có xác nhận của Công đoàn cơ sở gửi phương án lên sở Lao động - Thương binh và Xã hội và được chấp thuận thì mới được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động…


Anh Nguyễn Tuấn Việt - Trường THCS Quỳnh Mai hỏi:

Mẹ tôi là y tá đã về hưu năm 2010, hiện nay lương là 4 triệu đồng/tháng. Theo chế độ tiền lương bây giờ thì mẹ tôi có được tăng lương không?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên và người lao động đối thoại, giao lưu về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho người lao động.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong rất nhiều năm, cứ tăng lương cơ sở sẽ điều chỉnh lương hưu cho tất cả những người đang nghỉ hưu, không phân biệt. Đầu năm 2022, những người hưởng lương hưu trí đã được tăng 7,4%. Sắp tới lương cơ sở tăng hơn 20%, theo Nghị định dự thảo thì những người hưởng hưu cũng được tăng nhưng tăng ở mức 12,4%. Cơ quan bảo hiểm hi vọng Nghị định về điều chỉnh lương cho đối tượng hưu trí sẽ được công nhận từ tháng 7, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả, truy thu bình thường.


Chị Nguyễn Thị Vân Hương - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Tây Sơn hỏi:

Xin chuyên gia cho tôi hỏi, những trường hợp được khen thưởng nào thì được xét nâng lương trước thời hạn? Khi được tặng Bằng khen chuyên đề đột xuất của UBND cấp tỉnh, Thành phố thì có được nâng lương trước thời hạn không hay phải đợi thành tích của cả năm thì mới được xét nâng lương sớm?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

Hiện nay, Thành phố đang thực hiện theo Quyết định 21/2017 của UBND Thành phố về thực hiện quy chế đối với nâng lương sớm. Theo đó, nêu rõ với danh hiệu được khen thưởng, chẳng hạn như Huân chương các loại; các giải thưởng lớn như Giải thưởng Hồ Chí Minh; Bằng khen của Thủ tướng, Bằng khen của Thành ủy; Bằng khen của Chủ tịch UBND, HĐND Thành phố...; Bằng khen của các bộ, ban, ngành và cấp Trung ương…

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Với nhà giáo thì có các danh hiệu như nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các danh hiệu liên quan như chiến sĩ thi đua toàn quốc, cấp thành phố… có sáng kiến kinh nghiệm được cấp Bằng lao động sáng tạo của LĐLĐ Thành phố. Như vậy, các danh hiệu và thành tích, với mỗi cá nhân khi đủ các điều kiện sẽ được nâng lương. Trường hợp của chị hỏi nếu có Bằng khen đột xuất trong năm ở cấp có thẩm quyền thì sẽ được tính như Bằng khen của các danh hiệu thi đua khác.


Chị Nguyễn Thu Thủy - Công ty TNHH KFC hỏi:

Công ty tôi có nhiều đối tượng lao động chính là học sinh, sinh viên làm việc part time thời gian làm việc khoảng 2-3 tiếng. Vậy chúng tôi quy đổi thời gian làm việc từ ngày sang giờ để đóng BHXH có đúng hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

Chúng tôi xin ghi nhận lại trường hợp này, hiện nay chưa có hướng dẫn việc làm việc theo giờ được tính, quy đổi như thế nào để thực hiện việc đóng BHXH.


Chị Hán Thị Hồng Thao hỏi:

Lao động ký hợp đồng thời vụ có phải tham gia bảo hiểm hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

Từ khi có Bộ luật Lao động năm 2019, không còn loại lao động hợp đồng thời vụ. Người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên và người lao động đối thoại, giao lưu về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng trao quà cho đoàn viên tham gia giao lưu

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung:

Hiện nay có 2 loại hợp đồng là không xác định thời hạn (từ 36 tháng trở lên) và loại hợp đồng xác định thời hạn (dưới 36 tháng). Như vậy, 1 tháng, 5 tháng, 1 năm… là loại hợp đồng, còn việc đóng bảo hiểm phụ thuộc vào thời hạn ký hợp đồng.


Chị Lê Thị Vân - Trường THCS Vân Hồ hỏi:

Xin chuyên gia chia sẻ rõ hơn về quy định tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở. Mức tăng cụ thể như thế nào và điều kiện để được tăng phụ cấp?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên và người lao động đối thoại, giao lưu về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chị Lê Thị Vân, Trường THCS Vân Hồ

Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

Với trường hợp của chị đề cập, tôi chưa rõ là hiện người lao động đang hưởng phụ cấp ở mức nào, cuối buổi xin chị chia sẻ rõ hơn. Với cán bộ y tế nói chung, chúng ta có Nghị định 56 năm 2011 về phụ cấp ưu đãi và mức hưởng từ 40 -70% đối với một số nhóm. Ở đây tôi hiểu là nhân viên y tế trường học tham gia phòng chống dịch và Chính phủ đã có Nghị định 05.

Một bạn đọc hỏi:

Xin hỏi chuyên gia về hỗ trợ thất nghiệp cho giáo viên tiểu học từ quỹ hỗ trợ Covid-19.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Nếu trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng chế độ này. Đối tượng được hưởng chế độ thất nghiệp từ quỹ hỗ trợ Covid-19 là các viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập nếu tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hỗ trợ.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Với vấn đề này bạn cần lưu ý, mốc thời gian từ tháng 10/2021 và kết thúc vào ngày 31/12/2021, nói cách khác hiện nay đã hết hiệu lực. Bạn cần nộp hồ sơ trong thời gian có hiệu lực thì chúng tôi mới thanh toàn, ngoài thời gian trên mà bạn nộp hồ sơ thì sẽ không được thanh toán.

Chị Lê Thùy Linh (Công ty Bảo Tín Minh Châu) hỏi:

Hiện tại Công ty tôi tuyển dụng các vị trí, trong đó có một số vị trí được đào tạo nghề. Trong thời gian ký hợp đồng đào tạo nghề, tập nghề doanh nghiệp có cần đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không? Có quy định thời gian ký hợp đồng lao động đào tạo nghề không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Hiện nay theo quy định, đối với hợp đồng đào tạo nghề cơ quan bảo hiểm không thu bảo hiểm xã hội.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành ký hợp đồng đào tạo nghề phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và xã hội và phải có thời gian nhất định theo luật. Tránh trường hợp các doanh nghiệp đào tạo quá lâu không theo pháp luật, lợi dụng đào tạo nghề để sử dụng lao động với chế độ lương thấp, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Chị Lê Thị Vân - Trường THCS Vân Hồ hỏi:

Xin chuyên gia chia sẻ rõ hơn về quy định tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở. Mức tăng cụ thể như thế nào và điều kiện để được tăng phụ cấp?

Bà Vũ Minh Huyền: Với trường hợp của chị đề cập, tôi chưa rõ là hiện người lao động đang hưởng phụ cấp ở mức nào, cuối buổi xin chị chia sẻ rõ hơn. Với cán bộ y tế nói chung, chúng ta có Nghị định 56 năm 2011 về phụ cấp ưu đãi và mức hưởng từ 40 - 70% đối với một số nhóm. Ở đây tôi hiểu là nhân viên y tế trường học tham gia phòng chống dịch và Chính phủ đã có Nghị định 05.

Chị Lê Kim Anh - Trường Mầm non Việt Bun hỏi:

Lao động nữ khi đã đóng đủ 20 năm BHXH mà không đóng tiếp, khi về hưu họ có được hưởng trên mức 20 năm đó không, hay phải bắt buộc đóng BHXH đến khi về hưu để hưởng trợ cấp 1 lần 75%.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên và người lao động đối thoại, giao lưu về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chị Lê Kim Anh, Trường Mầm non Việt Bun.

Chuyên gia Dương Minh Châu: Quy định số năm đóng BHXH để nghỉ hưu thì có quy định tối thiểu 20 năm, tối đa đối với nam 35 năm sẽ đạt 75%, nữ 30 năm đạt 75%, nếu vượt trên khoảng 75% sẽ được tính trợ cấp một lần. Căn cứ vào năm đủ tuổi để nghỉ hưu, ví dụ năm nay đối với nữ 56 tuổi, nam là 60 tuổi 9 tháng, nếu trong năm nay chỉ có 20 năm đóng BHXH thì vẫn được nghỉ hưu như bình thường nhưng tỷ lệ là 45 - 55% tùy theo nam hay nữ, nếu tiếp tục tham gia đóng BHXH thì sẽ được tăng lên.

Chị Hồng Thị Kim Thoa - Trường Mẫu giáo Nguyễn Công Trứ hỏi:

Em gái tôi làm việc tại 1 doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, gần đây Công ty dừng hoạt động, em gái tôi đã nộp hồ sơ xin chốt sổ bảo hiểm tại BHXH quận Hoàng Mai nhưng vẫn chưa thực hiện được, lý do là không liên lạc được với người của Công ty. Tôi xin các chuyên gia tư vấn trường hợp của em gái tôi cần phải làm gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp như bạn hỏi thì người lao động có thể làm tờ khai TK1 nộp ra BHXH quận Hoàng Mai để thực hiện chốt sổ BHXH, nhưng sẽ chỉ được chốt đến thời điểm đóng đủ BHXH của đơn vị, còn thời gian nợ thì không được chốt.


Bạn đọc hỏi: Trường tôi hiện tại có một bảo vệ đã đóng bảo hiểm 2 năm trong quân ngũ, tuy nhiên trên VssID thì thời gian đóng khi đi quân ngũ lại chưa được cộng vào tổng thời gian đóng bảo hiểm. Xin chuyên gia giải thích rõ hơn?

Bà Dương Thị Minh Châu: Trường hợp người lao động khi đi quân ngũ theo chế độ nghĩa vụ thì có 2 loại. Nếu đi nghĩa vụ xong đã hưởng trợ cấp thì không ghi nhận thời gian đóng. Trường hợp còn lại, nếu bạn muốn ghi nhận thời gian đóng thì phải nộp hồ sơ bên quân đội sang cơ quan bảo hiểm vì hiện 2 bên vẫn chưa kết nối với nhau về dữ liệu. Nói cách khác, người lao động phải mang hồ sơ bên quân ngũ sang đơn đơn vị sử dụng lao động và đơn vị này mang hồ sơ sang cơ quan bảo hiểm để kết nối quá trình.


Bạn đọc hỏi:

Nhân viên y tế trường học có thuộc diện tăng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Hiện nay bạn đang hưởng phụ cấp nghề theo Nghị định 56, tuy nhiên trong thời điểm dịch thực hiện kết luận 25 của Bộ Chính trị liên quan đến phòng dịch có điều chỉnh mức phụ cấp, Chính phủ ban hành Nghị định 05, trường hợp, những nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch tại địa phương mà có sự huy động bằng các văn bản thì được hưởng đúng theo mức quy định là 100% trong thời gian từ ngày 1/1/2022 - 31/12/2023.


Chị Nguyễn Thị Thu Hương - Công ty Thịnh Kiên hỏi:

Em gái tôi đang làm việc tại 1 đơn vị và đơn vị đang yêu cầu phải có giấy xác nhận cư trú. Nếu em gái tôi không cung cấp được xác nhận cư trú. Trường hợp kê khai mà có nhầm lẫn chủ hộ thì có ảnh hưởng gì tới BHXH không?

Bà Dương Thị Minh Châu: BHXH không yêu cầu kê khai phải có xác nhận cư trú và cũng không yêu cầu phải có kê khai chủ hộ.

Phát biểu bế mạc cuộc Đối thoại trực tiếp, gao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết, sau thời gian gần 3 giờ đồng hồ, với trên 30 câu hỏi tập trung liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc... là những vấn đề được người lao động hết sức quan tâm.

Cũng chính qua những buổi giao lưu này, giúp các cán bộ, CNVCLĐ, các Công đoàn cơ sở có thêm kiến thức để truyền tải cho đoàn viên và người lao động. Do thời lượng có hạn vẫn còn nhiều câu hỏi của bạn đọc chưa được trả lời hết tại buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô mong muốn đoàn viên, người lao động sẽ tiếp tục gửi câu hỏi, Báo Lao động Thủ đô sẽ là cầu nối gửi tới các chuyên gia, các cơ quan chức năng và trả lời bạn đọc qua chuyên mục tư vấn pháp luật trên Báo Lao động Thủ đô.