Chuyện dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng Kinh tế nông thôn: Điểm tựa xây dựng nông thôn mới Góp sức xây dựng nông thôn mới

Cụ thể, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội Nông dân Việt Nam phát động triển khai đã trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Từ phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có mức thu nhập cao.

Hằng năm, bình quân có trên 6,2 triệu hộ đăng ký, trong đó có trên 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong 5 năm qua, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 815 nghìn lượt hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 6.720 tỷ đồng; trên 108 nghìn hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu.

Vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững
Các xã của huyện Thanh Trì (Hà Nội) cơ giới hóa nông nghiệp để tăng năng suất lao động.

Cùng đó, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong nhiệm kỳ, Quỹ Hỗ trợ nông dân tiếp tục tăng trưởng đạt 1.761,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 11,5%, nâng tổng nguồn vốn quỹ toàn hệ thống Hội đạt 4.827 tỷ đồng. Các cấp Hội đã tích cực tín chấp hỗ trợ hàng triệu nông dân vay vốn đạt trên 170 nghìn tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Công tác đào tạo nghề cho nông dân được các cấp Hội chú trọng với nhiều mô hình và hình thức đào tạo phù hợp thu hút nhiều lao động trẻ tham gia. Hằng năm, trực tiếp, phối hợp đào tạo nghề cho trên 110 nghìn nông dân, trên 80% có việc làm, thu nhập ổn định; tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 20 nghìn nông dân.

Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho trên 11,8 triệu lượt hội viên; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng thành công 12.927 mô hình kinh tế điểm. Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng và duy trì 5.363 mô hình “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” và 6.068 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.

Trong vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, đã ban hành Nghị quyết về “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025”. Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo, hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thành lập 10.561 mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.

Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp Hội triển khai hiệu quả, thiết thực. Bình quân hằng năm hội viên, nông dân hiến hàng trăm héc ta đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng, trên 3 triệu ngày công lao động, sửa chữa, bê tông hóa trên 36 nghìn km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27 nghìn km kênh mương…, đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tham gia xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp, bản, làng, xã văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan ở khu vực nông thôn; tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn, đã xây dựng được 34.004 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.