Chuyện những nghệ nhân “giữ hồn” làng nghề truyền thống Khảo sát, thẩm định điểm du lịch Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm Về làng nghề lược sừng Thụy Ứng

Huyện Thạch Thất hiện có 59 làng có nghề, trong đó có 10 làng nghề truyền thống được công nhận. Trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai và 7 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thạch Thất rất quan tâm đến phát triển cụm công nghiệp, làng nghề. Theo đó, huyện đã ban hành Đề án số 05 về “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề huyện Thạch Thất giai đoạn 2016-2020”, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông tại các làng nghề, cụm công nghiệp; giải quyết tồn tại về giải phóng mặt bằng ở cụm công nghiệp.

Để cụm công nghiệp, làng nghề phát triển bền vững
Phát triển cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn. (Ảnh: K.Tiến)

Đồng thời, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; triển khai thành lập mới và mở rộng các cụm công nghiệp theo Nghị định số 68/NĐ-CP; chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay cho doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm công nghiệp, làng nghề...

Do đó, kinh tế của huyện Thạch Thất duy trì tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 14,92%.Tuy nhiên, thực trạng phát triển các làng nghề tại huyện Thạch Thất đã có những bất cập như: mặt bằng tại các làng nghề chật hẹp, chỉ đáp ứng từ 25- 30% nhu cầu; xưởng sản xuất chủ yếu được xây dựng tại gia đình nên khó có thể đầu tư đổi mới công nghệ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa…

Ngoài các chủ trương, chính sách được ban hành, mới đây, UBND huyện Thạch Thất đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học phát triển bền vững các cụm công nghiệp và làng nghề của huyện Thạch Thất đến năm 2030.

Hội thảo nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hóa - xã hội của huyện theo hướng bền vững, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tại Hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu đã báo cáo thực trạng phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại huyện từ góc nhìn hộ làm nghề và Đề án phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất theo hướng bền vững đến năm 2030.