Ngành giao thông vận tải đón sóng phục hồi tăng trưởng sau dịch Dùng năng lượng sạch, xu thế tất yếu để phát triển giao thông bền vững Hà Nội nỗ lực phát triển "giao thông xanh" từ giải pháp xe đạp công cộng
“Gánh nặng” cho hạ tầng giao thông ngày càng lớn
Toàn cảnh chương trình tọa đàm “Giải pháp cho giao thông bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030".

Tại tọa đàm "Giải pháp cho giao thông bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Cao cấp Trường Đại học GTVT cho biết, một trong những nguyên nhân khiến phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu là do đang thiếu những phương tiện công cộng có sức chứa lớn mà điển hình là tàu điện ngầm.

Chuyên gia giao thông này cũng chỉ ra, trong bối cảnh ùn tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng và được dự đoán vẫn sẽ là vấn đề nhức nhối trong 20 năm tới. Trong bối cảnh này đòi hỏi phải có giải pháp cải thiện và khắc phục, trong đó có giải pháp phát triển phương tiện công cộng có sức chứa lớn và xe điện.

“Gánh nặng” cho hạ tầng giao thông ngày càng lớn
Việc phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện là xu hướng phát triển tất yếu.

Tại tọa đàm, ông Vũ Thắng - Giám đốc Trung tâm phát triển trạm sạc VinFast cho biết, mục đích mà VinFast hướng tới xe điện chính là để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Với việc có tới 30% ô nhiễm môi trường có liên quan đến giao thông thì phát triển phương tiện xanh chính là xu hướng tất yếu, không chỉ ở Việt Nam mà của toàn thế giới.

“Chúng tôi cũng không ngừng nghiên cứu và đưa ra thêm nhiều giải pháp để loại hình công cộng xanh phát triển hơn. Thời gian qua, VinFast đã cho ra mắt các sản phẩm xe điện vào nhiều thời điểm khác nhau… để khuyến khích, tạo sự thuận tiện cho người dùng, VinFast đang xây dựng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc. Mục tiêu hết năm 2022 đạt 3.000 trạm với 150.000 đầu sạc tại các chung cư, bãi đậu, xe đỗ xe thời gian dài qua đêm khoảng 8 - 10 tiếng”, ông Vũ Thắng chia sẻ.