Hà Nội phấn đấu tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng
Xe buýt Hà Nội vận chuyển 13,8 triệu lượt hành khách Vận tải hành khách và hàng hóa có xu hướng gia tăng Vận tải hành khách công cộng Thủ đô nhiều khởi sắc |
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức chiều qua (17/1), ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong năm 2023 Sở GTVT đã thành lập 4 tổ công tác thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập trong tổ chức giao thông và giải quyết các điểm ùn tắc giao thông, các điểm đen về tai nạn giao thông.
Sở đã thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông 48 nút giao, tuyến đường, giải quyết được 15/37 điểm ùn tắc giao thông, xử lý dứt điểm 7 điểm đen tai nạn giao thông. Điều chỉnh tổ chức giao thông tại các cổng trường học để phù hợp với thực tế và nhu cầu của lưu lượng giao thông tại từng thời điểm.
Ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin về phương hướng hoạt động năm 2024. |
Về vận tải hành khách công cộng, theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Thành phố hiện có 156 tuyến buýt (trong đó có 1 tuyến buýt BRT, 10 tuyến xe buýt điện, 10 tuyến xe buýt CNG, 112 tuyến buýt thường, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 03 tuyến City Tour) với 2.030 phương tiện. Trong số này có 281 xe sử dụng năng lượng sạch. Dịch vụ xe buýt đã tiếp cận đến toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã; 510/579 xã, phường, thị trấn đạt (88,1%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%);192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%),
Xe buýt cũng đã tiếp cận toàn bộ 27 khu công nghiệp lớn; 33/37 các khu đô thị (đạt 89,2%); 22/24 làng nghề (đạt 91,6%); 23/25 khu di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch (đạt 92%) đồng thời kết nối với 6 tỉnh thành lân cận.
Trong năm 2023, mạng lưới tuyến buýt vận chuyển tổng hành khách ước đạt 499 triệu (trong đó buýt trợ giá ước đạt 488,2 triệu lượt hành khách) tăng 43,3% so với thực hiện cùng kỳ 2022. Tỷ lệ đảm nhiệm của vận tải hành khách công cộng toàn Thành phố đạt 19,5%. Tổng doanh thu toàn mạng buýt ước đạt 573,6 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ 2022; Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vận chuyển 10,7 triệu lượt hành khách (đạt 101,1% so với kế hoạch, tăng 31,4 % so với cùng kỳ 2022).
Thông tin về nhiệm vụ năm 2024, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ quyết liệt thực hiện 8 nhóm giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, bao gồm: Tăng cường tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành; Tăng cường đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; Phát triển vận tải hành khách công cộng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm ô nhiễm môi trường.
Phát triển vận tải hành khách công cộng là một trong những nhiệm vụ ngành GTVT Thủ đô đặt ra năm 2024. |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, coi đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý nghiêm các vi phạm, tạo hiệu quả răn đe các hành vi, nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Đặc biệt, Sở GTVT Hà Nội cũng đặt mục tiêu phương tiện công cộng đảm nhiệm 22 - 25% thị phần.
Bình luận