Thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM TP.HCM: Hàng trăm phụ nữ khởi nghiệp từ sản phẩm truyền thống Xu hướng kinh tế nhiều ngành sẽ có bước phát triển mạnh trong quý 1

Đây là một trong những chỉ tiêu mà Sở Du lịch TP.HCM đặt ra trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2024. Ngoài ra, ngành du lịch Thành phố cũng đặt ra chỉ tiêu, có thêm ít nhất từ 5 - 10 sản phẩm du lịch đường thủy mới và có hơn 20 phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ khách du lịch; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại các tuyến điểm du lịch đường thủy; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp yên tâm, ổn định để hưởng thụ và kinh doanh sản phẩm du lịch.

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM
TP.HCM có lợi thế cảnh quan sông nước để phát triển du lịch đường thủy.

TP.HCM xác định sẽ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy, đường biển, từng bước đưa Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ hạ tầng về tàu thuyền du lịch hàng đầu của cả khu vực, khẳng định vị trí, thế mạnh về sông nước của Thành phố. Phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy trở thành một trong các sản phẩm du lịch đặc thù của Thành phố; kết nối các điểm đến trên các tuyến du lịch đường thủy; hoàn thiện chính sách, chất lượng dịch vụ và kết nối với các doanh nghiệp du lịch khác, đưa các chương trình du lịch đường thủy vào phục vụ khách du lịch giai đoạn 2024 – 2025.

Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, ngành du lịch TP.HCM tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch đường thủy với giải pháp về quy hoạch; xây dựng quy trình tổ chức và quản lý khai thác thống nhất cho các cảng, bến tàu, cầu tàu; xây dựng bến mới, cầu tàu, bến neo đậu và nhà chờ; tăng cường chất lượng dịch vụ ven sông thông qua các hoạt động thể thao dưới nước, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực...

Đồng thời, ngành du lịch Thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động giao thông đường thủy, trong đó chú trọng công tác quản lý luồng tuyến, bến bãi, kiểm soát chất lượng và quy trình hoạt động của phương tiện vận chuyển khách du lịch. Quản lý chất lượng đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện đường thủy, nhân viên phục vụ. Vận động doanh nghiệp đầu tư thêm nhiều loại hình phương tiện đường thủy (du thuyền, tàu nhà hàng, tàu lưu trú...) và đầu tư dự án “Thuyền cà phê” trên các tuyến đường thủy phục vụ nhu cầu của người dân, du khách để tạo sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch.

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM
Trong năm 2024, ngành du lịch TP.HCM phấn đấu tăng 10 - 12% lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố.

Đáng chú ý, trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố sẽ triển khai nhiệm vụ trọng tâm để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy như tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và xây dựng các tuyến du lịch theo chủ đề mới và các sản phẩm du lịch đường thủy kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế khác.

Trong đó phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm ngắn, tầm trung xuất phát từ bến tàu Ngôi Sao Việt (quận 7), bến tàu Bạch Đằng (quận 1), bến tàu Phước Khánh – sông Soài Rạp (huyện Nhà Bè); phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm xa, từ TP.HCM đi Bình Dương, Tây Ninh, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đến Campuchia và ngược lại.

Tổ chức diễn đàn du lịch tàu biển Việt Nam và diễn đàn liên kết du lịch đường thủy TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (dự kiến trong quý 2/2024); tổ chức cuộc thi viết về “Chuyện của những dòng sông”; xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thủy và tour du lịch đường sông tầm ngắn tương tác thông minh 3D/360; tổ chức gian hàng du lịch đường thủy TP.HCM tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố (dự kiến trong tháng 9/2024).