Đặc sắc làng nghề “thổi hồn” cho quạt giấy
(LG) Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề làm quạt. Trải dài theo thời gian, người dân nơi đây vẫn nỗ lực cải thiện hình thức, chất lượng nhằm bảo tồn và quảng bá nét đẹp văn hóa của làng nghề.
Quảng bá văn hóa, làng nghề truyền thống Hà Nội tới bạn bè quốc tế Làng bánh chưng Tranh Khúc nhộn nhịp ngày cận Tết Giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp |
Nguyên liệu cơ bản để làm một chiếc quạt gồm tre, giấy, vải và hồ. Tre phải già, được ngâm từ 4-5 tháng, không mối mọt mới tạo được sự bền, đẹp cho nan quạt. Sau khi ngâm, tre được đem chẻ nan, tùy loại nan, kích cỡ quạt mà tre được chẻ to, nhỏ, dày, mỏng. (Ảnh: N.Hoa) |
Theo người dân làng nghề, nghề làm quạt đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Người thợ phải bỏ ra nhiều công sức để chọn từng ống tre làm nan quạt, từng mảnh vải để làm cánh quạt, tạo ra được những chiếc quạt ưng ý trao đến tay người tiêu dùng. (Ảnh:N.Hoa) |
Để tạo ra một chiếc quạt đẹp, người dân Chàng Sơn không chỉ có bàn tay khéo léo, tài hoa, mà còn phải có khả năng sáng tạo và cảm thụ hội hoạ tốt. (Ảnh:N.Hoa) |
Sản phẩm quạt ngày nay được người dân Chàng Sơn sản xuất đa dạng từ những chiếc quạt trơn đến những chiếc quạt ảnh, quạt thư pháp, quạt biểu diễn với kiểu cách, điệu đà có đường diềm. (Ảnh:N.Hoa) |
Mỗi chiếc quạt không chỉ thể hiện đôi bàn tay khéo léo, sự tinh tế, sáng tạo của người thợ mà những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam luôn được lưu giữ trong từng sản phẩm, mang tầm hồn Việt. (Ảnh:N.Hoa) |
Những chiếc quạt người thợ Chàng Sơn làm ra có giá trung bình 10 nghìn đồng/chiếc, quạt dùng để múa có kiểu cách, điệu đà, đường diềm cầu kỳ giá khoảng 20.000 đồng/chiếc. Thị trường tiêu thụ quạt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong nước. (Ảnh:N.Hoa) |
N.Hoa - N.Hoài
Bình luận