Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Đẩy mạnh tư vấn kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên Chuẩn bị tốt lực lượng lao động Thúc đẩy hợp tác lao động thông qua chương trình thực tập sinh |
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã xác định nhân tố con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao được coi là giải pháp đột phá góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Mục tiêu của Đề án được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu, giải pháp chiến lược của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới với định hướng phát triển kỹ năng nghề của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tham gia hiệu quả thị trường lao động quốc tế; trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế của một số nền kinh tế thuộc nhóm G20 về cách đặt mục tiêu theo bộ chỉ số cho các chiến lược phát triển kỹ năng WISE và STEP; trên cơ sở các chỉ số về kỹ năng lực lượng lao động thuộc trụ cột số 6 của chỉ số năng lực cạnh tranh của quốc gia được đề cập tại báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (GCI 4.0, WEF 2019) và một số nhóm tiêu chí kèm theo các chỉ số được nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Ảnh minh họa. |
Đề án gồm 5 phần, trong đó nêu rõ sự cần thiết và căn cứ pháp lý xây dựng Đề án; phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng lao động, nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng tại Việt Nam; thực trạng công tác phát triển kỹ năng người lao động với nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, cơ hội, thách thức, nguyên nhân của những hạn chế về công tác phát triển kỹ năng người lao động; phân tích một số xu hướng trong nước và quốc tế tác động tới kỹ năng lao động, việc làm; kinh nghiệm quốc tế về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nội dung chính của Đề án nêu rõ quan điểm chỉ đạo; mục tiêu (mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu); phạm vi, đối tượng tác động của đề án. Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là: Đến năm 2030, sẽ chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động, trong đó, trên 30% lao động đạt trình độ cao có bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia 4, 5 hoặc trình độ tương ứng, ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành, nghề thuộc công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; người lao động thuộc các ngành nghề kinh tế trọng điểm, ưu tiên, chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững; khoảng 70% lao động đạt các bậc trình độ còn lại, trong đó ưu tiên lao động là thanh niên từ 15 đến 30 tuổi; lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, lao động yếu thế.
Bên cạnh đó, Đề án nêu mục tiêu đảm bảo cơ hội tiếp cận về đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, học tập suốt đời cho trên 70% lực lượng lao động; xây dựng mới và cập nhật khoảng 500 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, 500 bộ ngân hàng câu hỏi kiến thức, bài thi thực hành tương ứng từng nghề để phát triển chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, xây dựng; nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đảm bảo trên 90% lao động được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và tham gia hiệu quả thị trường lao động quốc tế; phấn đấu 80% lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng, năng lực cơ bản, tiến tới phổ cập kỹ năng, năng lực cơ bản cho người lao động.
Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án bao gồm 8 nhóm chính: Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động trong thời kỳ mới; tổ chức thông tin, tuyên truyền, tôn vinh về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chuẩn hóa và phát triển kỹ năng lao động; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thúc đẩy đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và hình thành hội đồng kỹ năng ngành, nghề các cấp; phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao, chuyên gia trình độ kỹ năng nghề cao; tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về phát triển kỹ năng lao động Việt Nam và tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động; tăng cường kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam...
Bình luận