Thương lượng tập thể tại doanh nghiệp là bắt buộc?
Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong trường hợp nào? Bị giảm giờ làm, công nhân lo không có thưởng Tết Nữ thủ lĩnh Công đoàn nhiệt huyết, tận tâm với người lao động |
Nội dung chị hỏi được quy định trong Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, TLTT là bắt buộc khi một trong hai bên yêu cầu thương lượng.
Đại diện Liên đoàn Lao động quận Long Biên (thứ hai từ phải sang) đại diện người lao động thương lượng với Ban lãnh đạo doanh nghiệp (Ảnh: L.B). |
Cụ thể: Khi có yêu cầu TLTT của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp TLTT. Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu TLTT.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, TLTT là bắt buộc khi một trong hai bên yêu cầu thương lượng.
Về nội dung TLTT tại doanh nghiệp, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành TLTT. Cụ thể:
- Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác.
- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.
- Bảo đảm việc làm đối với người lao động.
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.
- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.
- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rõ: Nội dung TLTT không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, so với Bộ luật Lao động 2012, quy định tại Bộ luật Lao động 2019 mở hơn, và bổ sung thêm một số nội dung cốt lõi, quan trọng đối với người lao động như:
- Bổ sung: bữa ăn ca, các chế độ khác; mức lao động
- Quy định thêm về điều kiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.
- Bổ sung cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động. Đây là nội dung quan trọng, gắn với nội dung giải quyết tranh chấp lao động vì theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp lao động tập thể thông qua Hội đồng trọng tài hay Tòa án hay lựa chọn hòa giải viên ngay từ ban đầu được trao cho các bên. Vì vậy đây là nội dung hết sức cần thiết và quan trọng trong TLTT.
Bình luận