Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đột phá trong quản trị nhà trường Tích cực xây dựng kho bài giảng điện tử Khẩn trương tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên năm học 2022-2023

Cụ thể, ngành Giáo dục sẽ tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Cùng đó, ngành Giáo dục cũng sẽ tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3.

Được biết, Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định, giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cấp trung học phổ thông có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 cao nhất, với 99,9%; tiếp đến là cấp mầm non 91,7%; cấp trung học cơ sở đạt 86,1% và cấp tiểu học đạt 74,8%.