Hợp đồng lao động như thế nào bị coi là vô hiệu?
7 trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động không cần báo trước Các loại hợp đồng lao động theo quy định hiện hành Những nội dung chính cần ghi trong Hợp đồng lao động |
Khi ứng tuyển, người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin để đảm bảo ký Hợp đồng lao động lao động theo đúng quy định của pháp luật. (Trong ảnh: Nhà tuyển dụng và người lao động trao đổi trực tuyến). |
Nội dung bạn hỏi được quy định rõ các điều: 49, 50 và 51 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể
Điều 49 quy định về Hợp đồng lao động vô hiệu.
1) Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết Hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động năm 2019 (đó là: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực).
c) Công việc đã giao kết trong Hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Điều 50 quy định rõ về Thẩm quyền tuyên bố Hợp đồng lao động vô hiệu: Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố Hợp đồng lao động vô hiệu.
Điều 51 quy định rõ về Xử lý Hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
1. Khi Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo Thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có Thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với Thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bình luận