Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lợi nhuận tăng 680% trong quý 2/2022 Đề nghị sớm đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương TP.HCM "hút" du khách nội địa trong mùa du lịch hè 2022

Theo đánh giá của Reputa, năm 2022 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng thảo luận trên digital tăng 139% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. Với 710,826 thảo luận thu được, mức độ quan tâm của dư luận về thị trường trong nửa đầu năm 2022 tăng gần 2,4 lần.

Lý giải cho việc này, trong thời gian vừa qua thị trường liên tục chứng kiến các sự vụ bắt giữ các lãnh đạo doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết vì hành vi thao túng giá chứng khoán, xử lý vi phạm các lãnh đạo thuộc các tổ chức chứng khoán như Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội,... vì chưa làm tròn trách nhiệm được giao. Những sự kiện, sự vụ trên ít nhiều cũng đã tạo ra những tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.

FLC là mã chứng khoán được nhắc đến nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022
Các sự vụ bắt giữ các lãnh đạo doanh nghiệp được thị trường quan tâm trong 6 tháng đầu năm 2022.

Vào khoảng đầu tháng 1 năm nay, thị trường ghi nhận 70,778 thảo luận, trong đó nổi bật nhất là sự vụ ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC bị phạt 1,5 tỷ đồng và bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng vì "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1/2022, không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định.

Theo sau là hàng loạt các sự kiện, sự vụ nổi bật diễn ra liên tục từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 khiến lượng thảo luận ngày càng tăng cao. Sự vụ ông Trịnh Văn Quyết và ông Đỗ Anh Dũng (Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh) bị bắt do thao túng thị trường xảy ra liên tiếp đã tạo ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp và tổ chức trong thị trường. Bên cạnh những tin tiêu cực, những tin tức như: Kết thúc phiên giao dịch 3/3, VN-Index đạt mốc 1,505 điểm, thanh khoản thị trường tăng vọt; Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 4 tăng 56,68%,... là những tin tích cực hiếm hoi trong khoảng thời gian này.

Trong tổng 710,826 thảo luận thị trường ghi nhận được trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ tin tiêu cực đạt 19,27%, chiếm ưu thế so với lượng tin tích cực (14,88%). Các nội dung tích cực xoay quanh các thông tin về sự tăng trưởng của thị trường và các mã chứng khoán, các thảo luận hưởng ứng hoạt động, phát ngôn của lãnh đạo,...

Trong khi đó, các nội dung phàn nàn chủ yếu xoay quanh tin tức tiêu cực về lãnh đạo các doanh nghiệp và tổ chức trong thị trường, phàn nàn về biến động giảm giá của các mã chứng khoán và xu hướng lao dốc của toàn thị trường. Nổi bật là khoảng tháng 4, thị trường liên tục tiếp nhận các biến động tiêu cực, thanh khoản thị trường sụt giảm, VN-Index ghi nhận nhiều phiên giao dịch giảm trên 20 điểm và hàng loạt cổ phiếu rơi vào trạng thái bị bán tháo.

FLC là mã chứng khoán được nhắc đến nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022
FLC là mã chứng khoán được nhắc đến nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2022.

Theo Reputa, năm 2022 là một năm nhiều biến động của thị trường chứng khoán với hàng loạt sự vụ diễn ra liên tục trong 06 tháng đầu năm. Trong đó, nổi bật nhất là sự vụ của ông Trịnh Văn Quyết đã nhận được 41,368 lượt quan tâm của dư luận với 26,41% tin tiêu cực và 9,15% tin tích cực. Lượng tin đến từ kênh báo chí chiếm tỷ trọng cao nhất (39%), tuy nhiên không có sự cách biệt quá lớn đối với lượng tin trên mạng xã hội (chiếm 37%).

Bên cạnh sự bùng nổ các sự vụ của lãnh đạo, sự kiện khủng hoảng ngành năng lượng xuất phát từ cuộc chiến của Nga và Ukraine cũng tạo ra những ảnh hưởng ngắn hạn không nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là các mã cổ phiếu thuộc ngành Năng lượng. Trong danh sách top 10 mã chứng khoán được thảo luận nhiều trong 6 tháng đầu năm 2022, FLC (Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) và GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) chiếm 2 vị trí đầu tiên với lượng thảo luận đạt lần lượt 26,843 và 25,965.

Nhìn chung mức độ quan tâm của dư luận về top 10 công ty chứng khoán vào nửa đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ 2021. Trong đó tổng thảo luận về top 10 công ty tăng 126% và danh sách top 3 công ty vẫn giữ vững là SSI, VPS, VNDS với tổng lượng thảo luận tăng 97%.