Đề xuất các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu để phá dỡ nhà chung cư Đề xuất tính đủ các chi phí với giá bán nhà ở xã hội không do Nhà nước đầu tư xây dựng Bổ sung quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội

Cân nhắc việc bổ sung thêm điều kiện lựa chọn chủ đầu tư

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi tham khảo ý kiến các doanh nghiệp, vừa có văn bản góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, do Bộ Xây dựng soạn thảo.

Về nguyên tắc lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo hình thức đấu thầu, Dự thảo sửa đổi quy định “có quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” thành “Thuộc khu vực đã được lập, phê duyệt quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đối với trường hợp không yêu cầu lập quy hoạch phân khu; đồng thời, khu đất dự kiến thực hiện dự án nhà ở phải được cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây trực thuộc cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch và các yêu cầu liên quan về kết nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật”.

Đề nghị bổ sung công thức tính giá bán nhà ở xã hội sau khi đã cho thuê 5 năm
Ảnh minh họa. Ảnh: VGP

VCCI cho rằng, theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi), điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất phải lựa chọn nhà thầu là “quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có), hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật.

Một số doanh nghiệp cho rằng quy định này là phù hợp, hiệu quả cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại và phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư), phù hợp với thực tiễn bởi quy hoạch phân khu đã xác định được các chỉ tiêu để cơ quan nhà nước lập hồ sơ mời thầu, các nhà đầu tư lập hồ sơ mời thầu.

Vì vậy, VCCI cho rằng, Dự thảo không cần thiết phải bổ sung thêm điều kiện “đồng thời, khu đất dự kiến thực hiện dự án nhà ở phải được cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây trực thuộc cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch và các yêu cầu liên quan về kết nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật” và đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ nội dung này.

Quy định rõ công thức tính giá bán nhả ở xã hội sau khi đã cho thuê

Về việc sửa đổi quy định về phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội, VCCI dẫn quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BXD cho biết, phần lợi nhuận từ bán, cho thuê, cho thuê mua phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm mục đích “bù đắp chi phí đầu tư nhà ở xã hội, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí quản lý, vận hành nhà ở xã hội của dự án”.

Việc Dự thảo sửa đổi công thức tính giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội theo hướng bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận của phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ cho phần diện tích nhà ở xã hội để bán sẽ khiến cho giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ tăng lên. “Cần đánh giá tác động đối với việc điều chỉnh này”, VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, VCCI cũng góp ý việc Dự thảo bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận thương mại khi xác định giá bán/thuê nhà ở xã hội, sẽ không rõ lợi nhuận từ phần thương mại có bị khống chế hay không, cần được quy định rõ vấn đề này để tạo thuận lợi khi thực hiện.

Theo quy định, nhà ở xã hội cho thuê sau 5 năm mới được phép bán. Nhưng theo các doanh nghiệp, họ đang gặp khó khăn khi xác định giá bán phần diện tích của nhà ở xã hội này, do công thức tính giá bán chưa tính đến trường hợp bán nhà sau thời gian cho thuê, khiến việc xác định giá bán không thống nhất. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bổ sung công thức tính giá bán nhả ở xã hội sau khi đã cho thuê 5 năm.